Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

bởi Anh
Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Hiện nay việc trao đổi, mua bán trở nên phổ biến khiến con người gắn bó với nhau bằng các giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự là một hình thức thỏa thuận, trao đổi để đạt tới mục đích chung. Nhưng không phải trường hợp nào giao dịch dân sự cũng có hiệu lực. Có rất nhiều các trường hợp giao dịch dân sự là vô hiệu. Vậy giao dịch dân sự vô hiệu là gì? Các quy định liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu?

Căn cứ pháp lý

Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu

Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Một giao dịch họp pháp phải tuân thủ ba điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (trong một sổ trường hợp cụ thể phải tuân thủ thêm điều kiện về hình thức). Vì vậy, về nguyên tắc giao dịch không tuân thủ một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì sẽ bị vô hiệu. Những quy định về sự vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng ưong việc thiết lập trật tự kỉ cương xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lí cho các chủ thể trong giao lưu dân sự.

Một giao dịch dân sự hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 trong đó có ba điều kiện bắt buộc về chủ thể, nội dung và mục đích. Đối với điều kiện về hình thức của giao dịch, điều kiện này chỉ đặt ra khi pháp luật có quy định. Khi giao dịch dân sự không đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì có thể bị vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có hiệu lực pháp luật và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự cho các chủ thể trong giao dịch.

Theo Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác .

Theo quy định luật, giao dịch dân sự chỉ cần không thỏa mãn một trong các điều kiện có hiệu lực do luật định đã có thể bị vô hiệu. Do đó, một giao dịch dân sự có thể vô hiệu do vi phạm một điều kiện hoặc bị vô hiệu do vi phạm đồng thời nhiều điều kiện có hiệu lực do luật định.

Ví dụ: A: 17 tuổi được ông bà để lại thừa kế cho 3 tỷ đồng. A thỏa thuận mua căn nhà của B. Hai bên lập giấy viết tay với nhau. Trong trường hợp này, giao dịch dân sự giữa A và B không thỏa mãn 2 điều kiện có hiệu lực: 1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Cũng cần lưu ý, không phải mọi trường hợp giao dịch dân sự không thỏa mãn một trong các điều kiện có hiệu lực thì bị vô hiệu. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp giao dịch dân sự vi phạm điều kiện có hiệu lực chỉ bị vô hiệu khi có tuyên bố vô hiệu của Tòa án dựa trên yêu cầu của chủ thể trong giao dịch hoặc người đại diện của người xác lập giao dịch.

Ví dụ, theo Điều 126 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lân có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

Như vậy, nếu chủ thể xác lập giao dịch bị nhầm lẫn nhung vẫn chấp nhận giao dịch và không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch bị nhầm lẫn vẫn có hiệu lực pháp luật. Hay đối với các trường hợp hết thời hiệu khởi kiện yêu càu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực (khoản 2 Điều 132 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Việc quy định về hiệu lực của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp các chủ thể, bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong giao dịch dân sự, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ để đạt mục đích tham gia giao dịch dân sự.

Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?
Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Các loại giao dịch dân sự vô hiệu

Các giao dịch dân sự vô hiệu bao gồm nhiều trường hợp khác nhau. Dựa trên các căn cứ phân loại khác nhau mà giao dịch được phân theo từng loại tương ứng. Cách thức phân loại giao dịch dân sự vô hiệu phổ biến hiện nay gồm:

1. Căn cứ vào trình tự, thủ tục xác nhận giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự vô hiệu được phân thành hai loại: giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối;

2. Căn cứ vào mức độ vô hiệu thì giao dịch dân sự vô hiệu được phân thành hai loại: giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ và giao dịch dân sự vô hiệu một phần;

3. Căn cứ vào nguyên nhân vô hiệu thì giao dịch dân sự vô hiệu được phân thành bốn nhóm theo từng trường hợp vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự gồm:

(i) Giao dịch dân sự vô hiệu do chủ thể không có năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

(ii) Giao dịch dân sự vô hiệu do chủ thể tham gia giao dịch không có sự tự nguyện;

(iii) Giao dịch dân sự vô hiệu do mục đích và nội dung của giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

(iv) Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức của giao dịch.

Theo cách phân loại truyền thống thì các trường hợp giao dịch bị vô hiệu có thể được phân thành hai nhóm chính: Vô hiệu tuyệt đối (hay còn gọi là vô hiệu đương nhiên) và vô hiệu tương đối (hay còn gọi là vô hiệu bị tuyên).

Sự phân loại nêu ttên dựa vào một số đặc điểm khác biệt chung thể hiện bản chất của hai khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối là:

Một là sự khác biệt về trình tự vô hiệu của giao dịch. Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Còn đối với các giao dịch vô hiệu tương đổi thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ ưở nên vô hiệu khi có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và bị toà án tuyên bố vô hiệu.

Hai là sự khác biệt về thời hạn yêu càu tuyên bố giao dịch vô hiệu. Đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì thời hạn yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu không bị hạn chế. Còn đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là hai năm (Điều 132 BLDS năm 2015). Có một điểm cần lưu ý là trường hợp vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức cũng thuộc nhóm vô hiệu tuyệt đổi nhưng theo quy định của Điều 132 BLDS năm 2015 thì thời hạn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu là hai năm kể từ ngày giao dịch được xác lập (giống như các trường hợp vô hiệu tương đối, bởi vì hiệu lực của giao dịch phụ thuộc vào ý chí của chủ thể mà không phải là của Nhà nước).

Ba là giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối có thể bị vô hiệu không phụ thuộc vào quyết định của toà án mà đương nhiên không có giá trị, vì giao dịch vi phạm pháp luật nghiêm ữọng cho nên Nhà nước không bảo hộ. Còn đối với giao dịch dân sự vô hiệu tương đôi thì quyết định của toà án là cơ sở làm cho giao dịch trở nên vô hiệu. Quyết định của toà án mang tính chất phán xử. Toà án tiến hành giải quyết vụ việc khi có đơn yêu cầu của các bên (hoặc của đại diện họp pháp của họ). Bên yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh trước toà các cơ sở của yêu cầu. Ví dụ: Neu một người yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu vì lí do khi xác lập giao dịch đã bị lừa dối (hoặc đe doạ) thì bên yêu cầu đó phải có nghĩa vụ chứng minh trước toà sự kiện lừa dối (hoặc đe doạ) mà bên kia gây ra đối với mình. Nếu như một bên yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu với lí do xác lập giao dịch trong thời điểm không nhận thức được hành vi của mình thì toà án buộc bên yêu cầu phải chứng minh được rằng tại thời điểm xác lập giao dịch đó họ bị rơi vào trạng thái không nhận thức được hành vi của mình. Dựa trên những minh chứng đó toà án mới cân nhắc để ra quyết định giao dịch có bị coi là vô hiệu hay không.

Bốn là sự khác biệt về mục đích. Các trường hợp pháp luật quy định giao dịch vô hiệu tuyệt đối nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích công (lợi ích của Nhà nước, của xã hội nói chung). Còn các trường họp pháp luật quy định vô hiệu tương đối là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho chính các chủ thể tham gia giao dịch.

Một giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tuyệt đối ttong các trường hợp sau: a) Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, ưầi với đạo đức của xã hội (Điều 123 BLDS năm 2015); b) Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba (Điều 124 BLDS năm 2015); c) Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo các quy định bắt buộc của pháp luật (Điều 129 BLDS năm 2015);

Giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tương đối ưong các trường hợp: a) Khi giao dịch được xác lập bởi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 125 BLDS năm 2015); b) Khi giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn (Điều 126 BLDS năm 2015); c) Khi một bên chủ thể tham gia xác lập giao dịch do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép (Điều 127 BLDS năm 2015); d) Khi người xác lập giao dịch đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch tại thời điểm không nhận thức được hành vi của mình (Điều 128 BLDS năm 2015).

Giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

Điều 123 BLDS năm 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, ưái đạo đức xã hội cùng những hậu quả pháp lí của giao dịch vô hiệu dạng này. Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội bao gồm nội dung, mục đích của giao dịch trái pháp luật và đạo đức xã hội (xẹm mục 3). Giao dịch vi phạm quy định này đương nhiên bị coi là vô hiệu không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia giao dịch. Tài sản giao dịch và lợi tức thu được có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước (ví dụ: trường họp mua bán thuốc phiện, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm…). Trong trường hợp có thiệt hại mà các bên đều có lỗi, thì họ phải chịu phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Neu chỉ một bên có lỗi thì bên đó phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức của giao dịch

Theo quy định tại Điều 129 bộ luật dân sự năm 2015 về nguyên tắc chung thì các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức của giao dịch. Chỉ những giao dịch pháp luật quy định bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản, phải có chứng thực, chứng nhận, đăng kí hoặc xin phép mà các bên không tuân thủ quy định này mới bị vô hiệu. Khi các bên không tuân thủ các quy định này thì vô hiệu, trừ những trường hợp sau đây:

– Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, toà án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;

– Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, toà án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Trường hợp vô hiệu do giả tạo có điểm đặc biệt là các bên trong giao dịch đó hoàn toàn tự nguyện xác lập giao dịch nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý chí đích thực của họ (có sự tự nguyện nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí – Điều 124 BLDS năm 2015)).

Có hai trường hợp giả tạo. Trường hợp thứ nhất là giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác. Khi đó giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực nếu như giao dịch bị che giấu đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Ví dụ: Giao kết hợp đồng mua bán tài sản với giá rẻ tượng trưng nhằm che giấu hợp đồng tặng cho tài sản.

Trường hợp thứ hai là giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Ví dụ: Các bên thoả thuận giao kết hợp đồng tặng cho nhưng không làm phát sinh quyền của người được tặng cho (hợp đồng tưởng tượng) nhằm trốn tránh việc trả nợ người cho vay trước đó. Khi đó hợp đồng tặng cho giả tạo đó sẽ bị vô hiệu.

Giao dịch dân sự vô hiệu do yếu tố chủ thể

Chủ thể ở đây được hiểu là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn ttong nhận thức và làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện theo Điều 125 BLDS năm 2015 thì Người không có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi không đầy đủ không thể có đủ điều kiện để tự do thể hiện ý chí. Vì vậy, giao dịch của họ phải được xác lập, thực hiện dưới sự kiểm soát của người khác hoặc do người khác xác lập, thực hiện. Tuy nhiên, giao dịch do những người này xác lập không mặc nhiên bị coi là vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi có yêu càu của những người đại diện cho họ. Người đã xác lập giao dịch với những người này không có quyền yêu cầu đó. Nếu người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không khởi kiện yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu thì giao dịch đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn

Điều 126 BLDS năm 2015 thì Nhầm lẫn là việc các bên hình dung sai về nội dung của giao dịch mà tham gia vào giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức của các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng mà căn cứ vào nội dung của giao dịch phải xác định được. Nếu bên bị nhầm lẫn chứng minh được sự nhầm lẫn của mình thì giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu.

Xung quanh vấn đề lỗi của các bên trong trường hợp giao dịch xác lập do nhầm lẫn, ttong lí luận có tồn tại hai cách giải quyết đối ngược nhau. Cách thứ nhất cho rằng giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn bất kể do lỗi của bên nào gây ra (Điều 141 BLDS năm 1995). Nếu bên nào có lỗi sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Cách thứ hai cho rằng giao dịch chỉ bị tuyên bố vô hiệu nếu như sự nhầm lẫn xảy ra do lỗi vô ý của bên đối tác (Điều 131 BLDS năm 2005). Còn nếu như chính bên bị nhầm lẫn có lỗi thì giao dịch không bị vô hiệu, bên nhầm lẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Theo cách giải quyết thứ nhất là hợp lí hơn, bởi lẽ chỉ cần có sự nhầm lẫn xảy ra là giao dịch đã không đáp ứng được yêu cầu về sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, do vậy giao dịch đã có thể bị tuyên bố vô hiệu. Còn việc xác định lỗi thuộc về ai là chỉ nhằm giải quyết vấn đề hậu quả phát sinh khi giao dịch vô hiệu (bồi thường thiệt hại). Điều 126 BLDS năm 2015 quy định theo quan điểm thứ nhất, theo đó cứ khi có nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép

Theo Điều 127 BLDS năm 2015 thì lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

=> Những giao dịch được xác lập do lừa dối, đe dọa, cưỡng ép chỉ bị vô hiệu khi có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa, bị cưỡng ép và toà án chấp nhận yêu cầu đó. Như vậy, những giao dịch được xác lập do các tác động này vẫn có hiệu lực nếu không có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa, bị cưỡng ép. Khi giao dịch bị tuyên bố vô hiệu, bên lừa dổi, đe doạ phải bồi thường những thiệt hại xảy ra đối với bên bị lừa dối, bị đe doạ.

Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Theo Điều 128 BLDS năm 2015 trường hợp này chỉ áp dụng cho những người có năng lực hành vi dân sự. Tại thời điểm giao kết nếu người đó bị roi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (ví dụ: say rượu…) thì sau đó chính người đó có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Việc phân định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào lỗi của các bên tham gia giao dịch.

Tóm lại, các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là một thể thống nhất trong mối quan hệ biện chứng. Bởi vậy, xem xét một giao dịch phải đặt nó trong tổng thể của mối quan hệ biện chứng này. Nếu giao dịch vô hiệu từng phần mà không ảnh hưởng đến các phần khác thì chỉ phần vô hiệu không có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Về nguyên tắc chung, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyển, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập. Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (hoàn nguyên) như khi chưa xác lập giao dịch, cho nên nếu giao dịch chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện giao dịch đó. Nếu giao dịch đã được thực hiện toàn bộ hay một phần thì các bên không được tiếp tục thực hiện giao dịch và phải hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận cùa nhau. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại (khoản 4 Điều 131 BLDS năm 2015).

Thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là hai năm, kể từ ngày giao dịch được xác lập đối với các giao dịch dân sự được xác lập do người không đủ năng lực hành vi, do nhầm lẫn, đe doạ, lừa dối, do không tuân thủ các quy định bắt buộc về hình thức. Những giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, thời hạn tuyên bố giao dịch vô hiệu không bị hạn chế.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến Giao dịch dân sự vô hiệu là gì? . Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, văn bản tạm ngừng kinh doanh , các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline : 0833.102.102 để được nhận tư vấn.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình?

Theo Điều 128 BLDS năm 2015 trường hợp này chỉ áp dụng cho những người có năng lực hành vi dân sự. Tại thời điểm giao kết nếu người đó bị roi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (ví dụ: say rượu…) thì sau đó chính người đó có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Việc phân định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào lỗi của các bên tham gia giao dịch.

Tóm lại, các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là một thể thống nhất trong mối quan hệ biện chứng. Bởi vậy, xem xét một giao dịch phải đặt nó trong tổng thể của mối quan hệ biện chứng này. Nếu giao dịch vô hiệu từng phần mà không ảnh hưởng đến các phần khác thì chỉ phần vô hiệu không có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành.

Anh A và chị H có tài sản chung là mảnh đất tại phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, ngày 23/5/2020 anh A đi nhậu cùng bạn là anh B, trong lúc say, anh A có hứa với anh B là sẽ bán mảnh đất tại phường 1 cho anh B với giá hữu nghị rẻ hơn giá thị trường đây có phải giao dịch dân sự vô hiệu không?

Ở đây giao dịch dân sự giữa anh A và anh B được xem là giao dịch dân sự vô hiệu do không đáp ứng được điều kiện về chủ thể ( A không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình ). Giao dịch trên sẽ không được xác lập theo quy định của bộ luật dân sự.

A kí hợp đồng tặng cho tài sản là căn nhà của A với B. Nhưng thực chất là A nhờ B đứng tên hộ với mục đích là thế chấp căn nhà của A. Đây có được coi là giao dịch dân sự vô hiệu không?

Trong trường hơp này giao dịch của A và B được xem là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm