Hội nhập thị trường kéo theo các hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Các mặt hàng được nhập khẩu về bản chất có xuất xứ là từ quốc gia khác, do đó, trong một số trường hợp, một số hàng hóa phải được cơ quan nhà nước chứng nhận vè chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, đặc biệt là các phương tiện cơ giới. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Trình tự thực hiện cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu thực hiện như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận gồm những gì? Lệ phí, giá thực hiện thủ tục là bao nhiêu? Nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, LSX cung cấp các quy định liên quan qua bài viết sau.
Xe cơ giới nhập khẩu gồm những loại xe nào?
Nhằm phục vụ nhu cầu lưu thông đi lại của người dân, ngày càng nhiều các phương tiện cơ giới được cho ra đời. Nhà nước cũng phân loại các phương tiện cơ giới thành nhiều loại khác nhau. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Xe cơ giới nhập khẩu gồm những loại xe nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Theo luật giao thông đường bộ thì xe cơ giới hay còn gọi là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy kể cả xe điện và các loại xe tương tự. Chúng ta có thể nhận thấy rằng đặc điểm của phương tiện cơ giới là những phương tiện được sử dụng để di chuyển hoặc chở hàng hóa tham gia giao thông đường bộ.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu
Anh T thích một chiếc xe vespa nhập khẩu từ Ý. Nay đã tích góp đủ tiền nên anh muốn đặt mua chiếc xe này nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, anh T nghe nói muốn lưu thông xe cơ giới nhập khẩu phải làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu. Vậy cụ thể, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận gồm những gì, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Thành phần hồ sơ cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
- Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu theo mẫu quy định; Mẫu bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu
- Bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu theo mẫu quy định; Mẫu bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu
- Giấy chứng nhận xuất xưởng cấp cho từng xe ô tô (Bản chính);
- Giấy chứng nhận kiểu loại VTA (bản sao có xác nhận của người nhập khẩu xe);
- Tài liệu COP cấp cho nhà sản xuất ô tô (bản sao có xác nhận của người nhập khẩu xe);
- Tài liệu xuất xứ C/O (bản sao có xác nhận của người nhập khẩu xe);
- Bản giải mã số VIN của nhà sản xuất xe (bản sao có xác nhận của người nhập khẩu xe);
- Hóa đơn thương mại kèm danh mục hàng hóa (bản sao có xác nhận của người nhập khẩu xe);
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ giấy hoặc số, ngày, tháng, năm của tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ điện tử (bản sao có xác nhận của người nhập khẩu xe).
Trình tự thực hiện cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu
Để đảm bảo an toàn, chủ phương tiện xe có trách nhiệm bảo đảm phương tiện của mình được bảo dưỡng theo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và không gây hại đến môi trường theo quy định. Đặc biệt xe nhập khẩu thì cần phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đảm bảo các yếu tố trên. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Trình tự thực hiện cấp Giấy chứng nhận thực hiện như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Trình tự thực hiện cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu được quy định như sau:
– Nộp hồ sơ TTHC: Người nhập khẩu lập hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định và nộp cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.
– Giải quyết TTHC:
Bước 1: Nộp hồ sơ kiểm tra
+ Đối với kiểu loại ô tô nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam, tại thời điểm đăng ký kiểm tra, người nhập khẩu phải cung cấp các tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 4 Nghị định 60/2023/NĐ-CP (riêng đối với Giấy chứng nhận xuất xưởng, trong trường hợp nộp hồ sơ điện tử, người nhập khẩu nộp 01 bản sao đại diện cho mỗi kiểu loại trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và nộp bổ sung tất cả bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng cửa các xe trong lô hàng nhập khẩu đó cho Cục Đăng kiểm Việt Nam trước khi kiểm tra xe thực tế).
Tài liệu quy định tại điểm i khoản 1 Điều 4 Nghị định 60/2023/NĐ-CP phải nộp khi đề nghị kiểm tra thực tế.
+ Đối với kiểu loại xe đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Nghị định 60/2023/NĐ-CP, tại thời điểm đăng ký kiểm tra, người nhập khẩu phải cung cấp các tài liệu quy định tại điểm a, b, c, e, h khoản 1 Điều 4 Nghị định 60/2023/NĐ-CP
(Riêng đối với Giấy chứng nhận xuất xưởng, trong trường hợp nộp hồ sơ điện tử, người nhập khẩu nộp 01 bản sao đại diện cho mỗi kiểu loại trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và nộp bổ sung tất cả bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng của các xe trong lô hàng nhập khẩu đó cho Cục Đăng kiểm Việt Nam trước khi kiểm tra xe thực tế).
Tài liệu quy định tại điểm i khoản 1 Điều 4 Nghị định 60/2023/NĐ-CP phải nộp khi đề nghị kiểm tra thực tế.
Người nhập khẩu có trách nhiệm cung cấp số Giấy chứng nhận đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp cho chiếc xe cùng kiểu loại thuộc hồ sơ đăng ký kiểm tra lần đầu để cơ quan kiểm tra có căn cứ truy xuất tài liệu phục vụ công tác kiểm tra.
+ Khi Tài liệu COP hết hiệu lực thì người nhập khẩu phải bổ sung Tài liệu COP mới. Trường hợp chưa cung cấp được Tài liệu COP thì người nhập khẩu cung cấp Báo cáo kết quả đánh giá bảo đảm chất lượng và trong vòng 90 ngày người nhập khẩu phải bổ sung Tài liệu COP còn hiệu lực.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra
– Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký kiểm tra và trả kết quả trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc, cụ thể như sau:
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam ký xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, hệ thống tự động cấp số đăng ký kiểm tra và gửi lên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp số đăng ký kiểm tra, ký xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, trả lại người nhập khẩu (đối với hồ sơ giấy) để người nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan cửa khẩu;
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đủ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc thông báo (đối với hồ sơ giấy) để người nhập khẩu bổ sung, sửa đổi.
– Cục Đăng kiểm Việt Nam có quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra và thông báo cho người nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc thông báo (đối với hồ sơ giấy) đối với các trường hợp sau:
Trường hợp ô tô có mối đe dọa đến an toàn hoặc đến môi trường; trường hợp người nhập khẩu không xuất trình phương tiện để kiểm tra đối với lô hàng trước đó và quá 15 ngày kể từ ngày mở hồ sơ đăng ký kiểm tra (trừ trường hợp bất khả kháng).
Bước 3: Kiểm tra
– Người nhập khẩu gửi tới Cục Đăng kiểm Việt Nam Bản xác nhận kế hoạch kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia kèm theo số, ngày, tháng, năm của Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (đối với hồ sơ điện tử) hoặc Bản xác nhận kế hoạch kiểm tra kèm theo bản sao Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (đối với hồ sơ giấy).
Trong khoảng thời gian không quá 01 ngày làm việc tính từ ngày kiểm tra do người nhập khẩu đề nghị trên Bản xác nhận kế hoạch kiểm tra, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thực hiện kiểm tra. Trường hợp bất khả kháng không thể thực hiện kiểm tra (như thiên tai, dịch bệnh…), Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất với người nhập khẩu để kiểm tra trong thời gian phù hợp.
– Nội dung kiểm tra như sau:
Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện kiểm tra tính thống nhất của nội dung các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra và kiểm tra đối chiếu 01 mẫu ngẫu nhiên thuộc mỗi kiểu loại trong hồ sơ đăng ký kiểm tra với Giấy chứng nhận xuất xưởng của xe và kiểm tra số khung, số động cơ của tất cả các xe.
Trường hợp các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra không phù hợp hoặc xe thực tế không phù hợp với hồ sơ đăng ký kiểm tra thì trong vòng 04 ngày làm việc, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc thông báo (đối với hồ sơ giấy) để người nhập khẩu bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoặc hủy hồ sơ để làm thủ tục nhập khẩu theo đối tượng ô tô nhập khẩu ngoài phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Trường hợp xe ô tô có trang bị các hệ thống hỗ trợ người lái nâng cao (Advanced Driver Assistance Systems – ADAS), nếu nhà sản xuất đánh giá các hệ thống này chưa phù hợp khi sử dụng tham gia giao thông tại Việt Nam thì nhà sản xuất khuyến nghị và hướng dẫn người nhập khẩu hủy kích hoạt một phần hoặc toàn bộ các hệ thống này sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu và phải bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận
Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra đạt yêu cầu và hồ sơ được đánh giá đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc bản giấy (đối với hồ sơ giấy) cho từng xe trong toàn bộ lô xe nhập khẩu.
Trường hợp ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng cấm nhập khẩu quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thì cấp Thông báo xe cơ giới thuộc danh mục cấm nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc bản giấy (đối với hồ sơ giấy).
Xử lý đối với trường hợp chậm trễ xuất trình phương tiện để kiểm tra:
Trường hợp quá 15 ngày kể từ ngày mở hồ sơ đăng ký kiểm tra mà người nhập khẩu không xuất trình phương tiện để kiểm tra, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo cho cơ quan hải quan để cùng phối hợp kiểm tra phương tiện tại địa điểm bảo quản, làm căn cứ ban hành kết quả kiểm tra và giải quyết thủ tục hải quan đối với lô hàng.
Lệ phí, giá thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu
Vừa qua, anh P được người thân của mình tặng cho một chiếc xe mô tô hãng S nhập khẩu về Việt Nam. Anh P muốn làm thủ tục xin cấp chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu nhưng thắc mắc không biết theo quy định pháp luật hiện hành, Lệ phí, giá thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận là bao nhiêu, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
– Lệ phí:
+ Xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên: 40.000 đồng/giấy;
+ Xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi (không bao gồm xe cứu thương): 90.000 đồng/ giấy.
– Giá dịch vụ kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường: 0,1% giá nhập khẩu/chiếc; nhưng không dưới 300.000 đồng/chiếc.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm a khoản 5 Điều 6 Thông tư 03/2018/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2020/TT-BGTVT) quy định về trình tự, cách thức thực hiện kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, sau khi kết thúc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu và nhận đủ tài liệu có liên quan để làm căn cứ chứng nhận, cơ quan kiểm tra sẽ cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô nhập khẩu đối với từng xe trong toàn bộ lô xe nhập khẩu theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2018/TT-BGTVT
Giấy Chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô nhập khẩu được phát hành theo nguyên tắc sau:
– Đối với hồ sơ giấy, các liên của nhận chất lượng được phát hành gồm: liên lưu, liên sử dụng để giải quyết thủ tục hải quan, liên sử dụng để thu phí trước bạ và đăng ký xe.
– Đối với hồ sơ điện tử: phát hành bản giấy chứng nhận chất lượng khi cơ quan có liên quan chưa thực hiện việc kết nối sử dụng dữ liệu điện tử với cơ quan kiểm tra.
– Chứng nhận chất lượng cấp cho xe ô tô nhập khẩu (bản giấy hoặc bản điện tử) được sử dụng vào các mục đích: giải quyết thủ tục hải quan; thu phí trước bạ; đăng ký xe; kiểm định lưu hành lần đầu hoặc để giải quyết các thủ tục khác khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.