Xin chào Luật sư. Tôi là Minh, tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Thời gian tới tôi dự định mở một cửa hàng chuyên về dịch vụ ăn uống. Tôi được biết nếu kinh doanh trong lĩnh vực này thì phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đúng không ạ? Luật sư có thể cung cấp cho tôi thông tin về Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh năm 2022: Quy trình đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh thế nào? Khi nào thì phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được không? Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh năm 2022” như sau:
Căn cứ pháp lý
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là sự đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, đồng thời giúp nhà nước quản lý dễ dàng, các biện pháp can thiệp được xử lý kịp thời, tạo sự an tâm cho khách hàng.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nên việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một bước quan trọng để doanh nghiệp được phép kinh doanh.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh được hiểu như thế nào?
Đây là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.
Loại giấy này chứng nhận cho một cơ sở nào đó có đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để kinh doanh hay không. Đây là điều kiện cần có để doanh nghiệp, hộ kinh doanh, và cơ sở sản xuất thực phẩm cam kết cung cấp sản phẩm thực phẩm vệ sinh, an toàn đến tay người tiêu dùng.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh
Đối với hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh thực phẩm muốn xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có đầy đủ diện tích, địa điểm phù hợp đảm bảo khoảng cách an toàn với các nguồn gây độc hại hoặc nguồn gây ô nhiễm;
+ Có nguồn nước đầy đủ, đạt yêu cầu phục vụ cho sản xuất và chế biến;
+ Có đầy đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, phục vụ đóng gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm;
+ Có thiết dụng cụ và thiết bị rửa, khử trùng, sát trùng, thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại đến sức khỏe con người;
+ Tuân thủ đúng các yêu cầu về kiến thức, sức khỏe của chủ thể sản xuất kinh doanh;
Khi nào phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”.
Như vậy, có thể thấy, đối với tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi hoạt động thì đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chỉ trừ một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
+ Sơ chế nhỏ lẻ
+ Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
+ Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
+ Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
+ Nhà hàng trong khách sạn
+ Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
+ Kinh doanh thức ăn đường phố
+ Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Mặc dù, không phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng các cơ sở trên vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Quy trình đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị danh sách hồ sơ theo hướng dẫn như trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền cấp tùy theo loại cơ sở của hộ kinh doanh.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ATVSTP và thông báo bằng văn bản gửi đến cơ sở nếu như hồ sơ không hợp lệ.
Lưu ý: Trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về hồ sơ không hợp lệ nhưng cơ sở không phản hồi để bổ sung hồ sơ thì hồ sơ này sẽ bị cơ quan tiếp nhận hủy bỏ.
Bước 4: Sau khi thẩm duyệt hình thức hồ sơ đầy đủ giấy tờ, trong vòng 10 ngày làm việc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành lập Đoàn thẩm định cơ sở (từ 03 – 05 người tùy thuộc vào quy mô, loại hình kinh doanh) để trực tiếp đi đánh giá, báo cáo tình hình thực tế nhà xưởng.
Bước 5: Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành đối chiếu thông tin cũng như thẩm định tình trạng thực tế tại cơ sở so với bộ hồ sơ đăng ký được nộp tại cơ quan theo đúng quy định, thẩm quyền.
Bước 6: Từ kết quả ở bước 5, trường hợp cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện và đúng như hồ sơ an toàn thực phẩm báo cáo thì cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận ATVSTP. Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện, biên bản thẩm định của Đoàn sẽ ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng cho hộ kinh doanh).
Trường hợp nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Xử phạt đối với trường hợp không có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?
Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, cụ thể quy định như sau:
Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đền 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 điều này.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
Nếu hành Nếu hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mang tính chất nguy hiểm gây ngộ độc cho nhiều người thì có thể bị xử lý hình sự phạt tù đến 20 năm theo Điều 317 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi mới nhất 2017.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô khi hết hạn theo quy định mới
- Xe biển vàng có cần phù hiệu không?
- Thẩm quyền Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ai cấp
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về công chứng tại nhà, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn giải quyết 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra điều kiện đảm bảo toàn thực phẩm thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của hộ kinh doanh.
Trường hợp hộ kinh doanh đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; còn nếu không đủ điều kiện thì từ chối và trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm kể từ ngày cấp.
Lưu ý: Trước 06 tháng tính đến ngày giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn, hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ xin cấp lại trong trường hợp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu: 150.000 đồng/lần
Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở: 150.000 đồng/lần
Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/chứng chỉ
Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm định cơ sở, phí thẩm xét hồ sơ, phí kiểm tra định kỳ,….trong và sau khi xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP.