Hiện nay do nhu cầu về học tập, công việc mà nhiều người phải chuyển đến sống ở một nơi khác, vì vậy cần vậy thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu. Vậy Giấy chuyển hộ khẩu có thời hạn bao lâu? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên
Căn cứ pháp lý
Luật cư trú năm 2020
Giấy chuyển hộ khẩu có thời hạn bao lâu?
Giấy chuyển hộ khẩu là loại giây tờ được dùng để cấp cho các trường hợp chuyển nơi thường trú, mẫu Giấy chuyển hộ khẩu được lập thành 2 bản một bản cấp cho công dân để nộp tại nơi đăng ký thường trú, một bản lưu tại nơi cấp giấy. Giấy xin chuyển hộ khẩu có thời hạn bao lâu, mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết
Giấy xin chuyển hộ khẩu có thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo khoản 4 điều 22 Luật cư trú 2020 quy định: Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Điều 22 Luật cư trú 2020 quy định thủ tục đăng ký thường trú như sau:
+ Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
+ Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo quy định của pháp luật thì công dân đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Thủ tục đăng ký thường trú được trình bày như bày như trên.
Chuyển khẩu muộn có bị phạt không?
Theo khoản 4 điều 22 Luật cư trú 2020 quy định: “ 4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.”
Như vậy, nếu chuyển hộ khẩu muộn hay nói cách khác là đăng ký thường trú quá hạn sẽ vi phạm quy định về thủ tục đăng ký thường trú.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
“ 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a, Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;”
Như vậy, nếu chuyển khẩu muộn có thể bị phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Có hợp đồng không xác định thời hạn có làm hộ khẩu được không?
Căn cứ theo điều 20 Luật cư trú 2020 quy định Điều kiện đăng ký thường trú:
“ 1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2sàn/người.”
Như vậy theo quy định về điều kiện đăng ký thường trú thì không có điều kiện nào liên quan đến có hợp đồng không xác định thời hạn. Do đó, nếu bạn đáp ứng những điều kiện theo quy định trên như: có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó; Khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý trong các trường hợp vợ/chồng về ở với chồng/vợ; con đẻ, con nuôi về ở với cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và ngược lại… thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình thì có thể làm hộ khẩu nơi mà bạn muốn.
Mời bạn xem thêm bài viết
Hướng dẫn thủ tục xin trích lục sổ hộ khẩu mới nhất năm 2021
Thực hiện thay đổi quê quán trong sổ hộ khẩu như thế nào?
Thủ tục thực hiện đính chính năm sinh trong sổ hộ khẩu
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Giấy chuyển hộ khẩu có thời hạn bao lâu”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ logo thương hiệu, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, cách tra cứu quy hoạch xây dựng, hợp thức hóa lãnh sự và mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 25 luật cư trú 2020 đến cơ quan đăng ký cư trú;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Sổ hộ khẩu.
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Văn bản đồng ý cho con đăng ký thường trú về với ông bà nội của vợ chồng bạn có xác nhận của UBND phường nơi cư trú;
– Giấy chuyển hộ khẩu;
– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ ông, cháu (giấy khai sinh hoặc xác nhận của UBND phường nơi cư trú);
– Sổ hộ khẩu của ông, bà nội.