Giấy khai sinh là một loại giấy tờ tùy thân gốc, là bằng chứng, chứng thực cho thấy sự thừa nhận của chính quyền nhà nước đối với một đứa trẻ và là sự công nhận chính thức trở thành công dân hợp pháp của lãnh thổ, chế độ nhà nước đó. Là giấy tờ gốc nên hiển nhiên đầy đủ thông tin về họ tên, dân tộc, quê quán, cha mẹ,… Vậy câu hỏi đặt ra là: Giấy khai sinh có ghi thông tin người đỡ đầu không? Sau đây hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Luật Hộ tịch năm 2014.
Giấy khai sinh là loại giấy tờ gì?
Luật Hộ tịch năm 2014 đã ghi nhận về khái niệm của giấy khai sinh. Theo đó, Giấy khai sinh là một văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Thuật ngữ “giấy khai sinh” có thể đề cập đến tài liệu gốc xác nhận hoàn cảnh sinh nở hoặc bản sao có chứng thực hoặc đại diện cho việc đăng ký tiếp theo của lần sinh đó. Giấy khai sinh nhằm mục đích giúp xác nhận về mặt pháp lý sự hiện diện của một cá nhân khi vừa mới được sinh ra, chứng nhận sự tồn tại của cá nhân đó. Căn cứ theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:
“6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.“
Giấy khai sinh có ghi thông tin người đỡ đầu hay không?
Giấy khai sinh chứa đựng mọi thông tin về nhân thân cơ bản nhất của đứa trẻ. Nhìn vào giấy khai sinh có thể xác định được các nội dung về họ, tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, tôn giáo, quên quán, bố mẹ,… Tùy thuộc vào quyền hạn, giấy khai sinh có thể có hoặc không chứa xác minh sự kiện bởi tư cách là bà đỡ hoặc bác sĩ Nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch 2014 như sau:
“Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh
1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.”
Như vậy theo quy định về đăng ký giấy khai sinh hiện hành quy định trong giấy khai sinh sẽ không có thông tin của bố hay mẹ đỡ đầu.
Ông bà đi khai sinh cho cháu phải có những giấy tờ gì?
Căn cứ pháp lý dựa theo Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về Trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
“Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.”
Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP, có quy định:
“Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.”
Như vậy ta có thể kết luận rằng, theo quy định nêu trên thì khi ông, bà đi thực hiện việc khai sinh cho cháu thì phải có đầy đủ các loại giấy tờ:
- Giấy chứng sinh.
- Giấy tờ tùy thân của ông, bà
- Giấy đăng ký kết hôn của cha, mẹ bé
- Sộ hộ khẩu của cha, mẹ bé
- Văn bản thống nhất về nội dung khai sinh (Họ, tên, dân tộc, nơi sinh…. )
Lưu ý: Khi đăng ký khai sinh trong trường hợp đặc biệt thì được chia ra như sau:
- Trường hợp trẻ sinh ra nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh con;
- Trường hợp không có người làm chứng thì phải có văn bản cam đoan về sự việc sinh con;
- Trường hợp trẻ bị bỏ rơi thì cần có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Trường hợp trẻ sinh ra do việc mang thai hộ thì cần cung cấp giấy tờ chứng minh việc mang thai hộ.
– Đầy đủ các loại giấy tờ về chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân để chứng minh nhân thân của mình. Ngoài ra, còn cần lưu ý chuẩn bị các loại giấy tờ khác như giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu.
– Cuối cùng là hoàn thành điền vào mẫu sẵn về tờ khai đăng ký khai sinh theo quy định.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn đăng ký làm thẻ căn cước công dân online năm 2022
- Quy định đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi mới nhất 2022
- Khi nào cần làm giấy khai sinh cho trẻ em theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “ Theo quy định mới 2022 giấy khai sinh có ghi thông tin người đỡ đầu không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; sổ xác nhận tình trạng hôn nhân; đổi tên căn cước công dân, cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội, hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, giá đất bồi thường khi thu hồi đất; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Tại Luật Cư trú đã giải thích rõ rằng nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp của một người có thể là phương tiện, nhà ở hoặc cũng có thể là địa điểm mà người này được phép sử dụng để cư trú thông qua việc mượn, thuê, ở nhờ… Vì vậy, nơi cư trú của công dân có thể là nơi tạm trú hoặc nơi thường trú.
Mặt khác, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ là UBND nơi cư trú của cha/mẹ. Vì thế, trẻ em được sinh ra hoàn toàn có thể được khai sinh tại nơi tạm trú của cha hoặc mẹ.
Đứa trẻ sinh ra được xác định là con của người nhờ mang thai hộ. Vì vậy nên trách nhiệm đăng ký khai sinh sẽ thuộc về người vợ hoặc người chồng nhờ mang thai hộ. Điều này được ghi nhận tại Điều 15 của Luật Hộ tịch 2015.
Về cơ bản, thủ tục đăng ký khai sinh cho con đứa con do mang thai hộ cũng giống thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bình thường. Nhưng vì đứa trẻ được sinh ra nhờ mang thai hộ, nên cần lưu ý khi xin cấp giấy chứng sinh.
Thẩm quyền đăng ký khai sinh thuộc về Ủy ban nhân dân nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha thực hiện đăng ký khai sinh. Cụ thể trong từng trường hợp như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký khai sinh trong trường hợp: Thực hiện đăng ký khai sinh trong nước, đăng ký khai sinh cho trẻ em mà sinh ra tại Việt Nam có mẹ/cha là công dân Việt Nam đang thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng đang thường trú tại khu vực biên giới giáp với Việt Nam;
Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đăng ký khai sinh nếu có yếu tố nước ngoài (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã).