Giấy khai sinh là giấy tờ pháp lý quan trọng đối với mỗi cá nhân. Đây là giấy tờ hộ tịch của cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Cha mẹ khi sinh con ra có nghĩa vụ đăng ký làm giấy khai sinh cho đứa trẻ trong thời hạn quy định. Vậy theo quy định, Giấy khai sinh đăng ký quá hạn có ảnh hưởng gì không? Thủ tục làm giấy khai sinh đăng ký quá hạn thực hiện như thế nào? Giấy khai sinh đăng ký quá hạn có bị xử phạt hành chính không? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Giấy khai sinh đăng ký quá hạn có ảnh hưởng gì không?” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm giấy khai sinh
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014:
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Do đó, có thể thấy, giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch gốc của một cá nhân, quy định các thông tin cơ bản của công dân như năm sinh, giới tính, họ tên, dân tộc, quốc tịch…
Thời hạn đăng ký giấy khai sinh cho con là bao lâu?
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con;
– Ngoài cha, mẹ thì người khai sinh cho con có thể là ông, bà hoặc người thân thích khác. Như vậy, pháp luật tạo điều kiện để khai sinh cho trẻ dù cha, mẹ không thể trực tiếp đến khai sinh cho con tại cơ quan có thẩm quyền
Giấy khai sinh đăng ký quá hạn có sao không?
Khai sinh là giấy tờ đầu tiên, quan trọng nhất của một con người, chứng minh việc một người được sinh ra, chính thức được công nhận là công dân của một nước. Việc ghi chú khai sinh quá hạn trên giấy tờ có giá trị suốt cuộc đời một con người như thế này có gì đó không văn minh.
Đành rằng đó là câu ghi chú chỉ có giá trị chứng minh về thủ tục cấp giấy khai sinh nhưng việc này liệu có cần thiết? Trên giấy khai sinh đã có thể hiện ngày đăng ký khai sinh, ngày sinh của trẻ rồi thì chỉ cần nhìn vào đó là biết từ khi trẻ sinh ra đến khi đăng ký khai sinh là bao lâu, cần gì phải phê thêm câu “đăng ký quá hạn” vào đó. Việc ghi chú này là xâm phạm quyền lợi của cháu bé khi cháu không có cơ hội phản kháng. Người lớn có lỗi (cha mẹ đăng ký khai sinh trễ hạn cho con), tại sao lại ghi lỗi này vào khai sinh của trẻ?
Theo quy định của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì trong vòng 60 ngày kể từ ngày trẻ sinh ra, cha mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con. Nếu quá 60 ngày mới đi đăng ký khai sinh thì việc đăng ký này được thực hiện theo thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn.
Về việc ghi thông tin trên giấy khai sinh, cán bộ hộ tịch cần phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp hướng dẫn ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch. Theo hướng dẫn này, cán bộ hộ tịch cần phải ghi vào mục ghi chú các loại việc thực hiện như: đăng ký đúng hạn, đăng ký quá hạn, đăng ký lại, cấp lại bản chính… Vì thế, việc ghi chú “đăng ký quá hạn” trong khai sinh của cháu bé là đúng với quy định.
Việc ghi chú các loại việc đăng ký khai sinh là để cho rõ ràng, đúng với thủ tục, thực tế cũng chưa gây ảnh hưởng gì đến người được khai sinh. Tuy nhiên, đúng là cha mẹ có thể không hài lòng khi thấy dòng chữ “khai sinh quá hạn” trên khai sinh của con mình. Trong vấn đề biểu mẫu hộ tịch cũng còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, quá trình sử dụng các biểu mẫu này, các cán bộ hộ tịch, cơ quan hộ tịch sẽ kiến nghị để cơ quan có thẩm quyền sửa đổi.
Giấy khai sinh đăng ký quá hạn có bị xử phạt hành chính?
Nghị định 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/9/2020) ra đời đã thay thế Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành,
Hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh cho con theo pháp luật hiện hành được quy định tại Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Theo đó, Điều 37 quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”
Từ quy định trên, có thể thấy, hình thức xử phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký khai sinh quá hạn cho con đã bị bãi bỏ.
Cũng tại Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hình thứ xử phạt đối với các hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh như sau:
(i) Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
Thủ tục làm giấy khai sinh đăng ký quá hạn
Thành phần hồ sơ
Người đi khai sinh quá hạn nộp những giấy tờ được quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 bao gồm:
- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định
- Giấy chứng sinh (trong trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh).
- Đối với trường hợp khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi thì phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập
- Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, người đi khai sinh cần phải xuất trình những giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cha, mẹ ( sổ hộ khẩu, giấy đăng ký tạm trú của cha, mẹ).
- Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn.
Thủ tục làm giấy khai sinh đăng ký quá hạn
Khi trẻ em sinh ra mà không được đăng ký khai sinh theo đúng thời gian quy định thì phải thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn.
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh điền tờ khai (hoặc tự viết theo mẫu); chuẩn bị hồ sơ; nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định thì viết phiếu hẹn trả kết quả cho công dân.
+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu, không hợp lệ cần bổ sung thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm viết giấy hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp việc thực hiện thuộc thẩm quyền của cơ quan khác, cán bộ một cửa hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận một cửa chuyển hồ sơ tới bộ phận chuyên môn xử lý theo quy định.
Bước 4: Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa, bộ phận chuyên môn xử lý, trả kết quả theo đúng thời gian quy định.
Trường hợp cần xác minh hoặc cần bổ sung hồ sơ, bộ phận chuyên môn thông tin tới bộ phận một cửa để kịp thời thông báo cho công dân hoặc hẹn lại thời gian trả kết quả (nếu cần).
Bước 5: Sau khi nhận kết quả từ bộ phận chuyên môn, bộ phận vào sổ và trả kết quả cho công dân theo phiếu hẹn.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Giấy khai sinh đăng ký quá hạn có ảnh hưởng gì không?”. Nếu cần giải quyết tư vấn pháp lý nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ đổi tên giấy khai sinh thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cách 1: Người có yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú.
Cách 2: Trường hợp người có yêu cầu không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch nộp hồ sơ thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay.
Khoản 3 Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định như sau:
Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Do đó, trường hợp bạn đi đăng ký khai sinh cho con được sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.