Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt, khai thác nguồn thủy sản, theo quy định pháp luật và đi kèm với hoạt động này nhà nước có ban hành ra giấy phép khai thác thủy sản để từ đó bảo vệ cũng như quản lý vấn đề khai thác thủy sản tại Việt Nam. Đặc biệt là những tổ chức, cá nhân có quy mô khai thác, đánh bắt thủy sản lớn thì việc xin giấy phép khai thắc thủy sản là điều bắt buộc. Với những trường hợp phải có giấy phép khai thác thủy sản thì vấn đề chú ý đến thời hạn để khi hết hạn có thể gia hạn là việc cần lưu tâm. Vậy Giấy phép khai thác thuỷ sản cấp lần đầu có thời hạn bao lâu?
LSX sẽ mang đến những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là khai thác thủy sản?
Theo khoản 18 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.”
Trường hợp phải có Giấy phép khai thác thủy sản
Khoản 1 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
Điều kiện xin cấp Giấy phép khai thác thủy sản?
Căn cứ Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định:
“Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
- Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
- Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
b) Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
c) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
d) Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;
e) Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
g) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
h) Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.”
Theo đó tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì mới được cấp Giấy phép khai thác thủy sản.
Hồ sơ cần chuẩn bị để xin Giấy phép khai thác thủy sản?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ xin cấp Giấy phép khai thác thủy sản cụ thể:
“Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải đăng kiểm;
c) Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.”
Như vậy để xin cấp Giấy phép khai thác thủy sản cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ: Đơn đề nghị; Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải đăng kiểm; Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
Trình tự thủ tục tiến hành xin cấp Giấy phép khai thác thủy sản?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP trình tự xin cấp Giấy phép khai thác thủy sản được tiến hành như sau:
“3. Trình tự cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
a) Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với cấp mới), 03 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong trường hợp không cấp, cấp lại cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Theo đó sau khi bạn chuẩn bị đủ hồ sơ nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh. Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với cấp mới) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;Trong trường hợp không cấp, cấp lại cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép khai thác thuỷ sản cấp lần đầu có thời hạn bao lâu?
Căn cứ quy định tại Điều 38 Nghị định 158/2016/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản được quy định như sau:
“Điều 38. Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản
- Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản là thời gian khai thác khoáng sản xác định trong Dự án đầu tư khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật khoáng sản.
- Thời gian khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản gồm: Thời gian xây dựng cơ bản mỏ, kể cả thời gian dự kiến làm thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng và thuê đất để khai thác; thời gian khai thác theo công suất thiết kế; thời gian khai thác nạo vét.”
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Khoáng sản 2010 có nêu rõ:
“Điều 54. Giấy phép khai thác khoáng sản
…
- Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.”
Theo đó, có thể hiểu khi tiến hành dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thời gian khai thác khoáng sản được xác định trong dự án chính là thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản được cấp để thực hiện dự án đó. Tuy nhiên, giấy phép này có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Tàu cá không có giấy phép khai thác thủy sản bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm Giấy phép khai thác thủy sản như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
- Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;
- Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
- Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;
- Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm một trong các hành vi vi phạm sau:
- Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm;
- Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản trong trường hợp tái phạm.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
- Tịch thu ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
- Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Lưu ý: Trên đây là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 5 Nghị định này).
Như vậy, tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản. Nếu thuộc trường hợp phải có Giấy phép khai thác thủy sản mà tàu cá không có thì sẽ bị xử phạt vi phạm tại Điều 23 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như trên đề cập.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Khai thác thủy sản bằng tàu cá có bắt buộc phải xin giấy phép không?
- Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản bao nhiêu ha?
- Đất nuôi trồng thủy sản có được thế chấp vay ngân hàng không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Giấy phép khai thác thuỷ sản cấp lần đầu có thời hạn bao lâu“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Hợp thửa đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
“2. …
Trường hợp muốn tăng công suất khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập dự án đầu tư cải tạo hoặc mở rộng; lập trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động tới môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. Khi gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, khu vực khai thác có thể được điều chỉnh phù hợp với trữ lượng khoáng sản còn lại, nhưng không vượt ra ngoài phạm vi khu vực khai thác đã cấp phép trước đó.”
Theo đó, nếu được gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản và công ty bạn muốn tăng công suất khai thác thì phải lập dự án đầu tư cải tạo hoặc mở rộng; lập trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động tới môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định điều kiện đánh bắt bắt thủy sản ngoài biển như sau:“Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
Đối chiếu quy định trên, trường hợp tàu cácó chiều dài lớn nhất 06 mét phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép khai thác thủy sản. Đồng thời để được xin giấy phép khai thác thủy sản bạn cần đáp ứng các điều kiện theo quy định.