Đất nuôi trồng thủy sản có được thế chấp vay ngân hàng không?

bởi Trà Ly
Đất nuôi trồng thủy sản có được thế chấp vay ngân hàng không?

Vì cần vốn để thực hiện các mục đích chính đáng hay thậm chí để mở rộng phát triển nuôi trồng thủy sản, người sử đất có mong muốn thế chấp đất nuôi trồng thủy sản với ngân hàng để vay vốn. Việc thế chấp đất nuôi trồng thủy sản để vay vốn ngân hàng phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Nhiều người sử dụng đất hiện nay còn đang lo ngại về vấn đề không được thế chấp đất nuôi trồng thủy sản. Vậy, Đất nuôi trồng thủy sản có được thế chấp vay ngân hàng không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Đất nuôi trồng thủy sản quy định như thế nào?

Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng vào mục đích chủ yếu là nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt theo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 có quy định nhóm đất nông nghiệp gồm các loại đất sau:

– Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác);

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Như vậy, có thể thấy đất nuôi trồng thủy sản là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Đất nuôi trồng thủy sản có được thế chấp vay ngân hàng không?
Đất nuôi trồng thủy sản có được thế chấp vay ngân hàng không?

Các loại đất được thế chấp để vay ngân hàng

Căn cứ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân được thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng, cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng đối với những loại đất sau nếu đủ điều kiện sau đây:

(1) Sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức theo quy định Điều 129 Luật Đất đai 2013.

(2) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất (đất ở).

(3) Đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

– Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2013.

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

– Cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh.

(4) Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất được hiểu là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) lần đầu đối với thửa đất xác định.

(5) Đất nhận chuyển đổi.

Chuyển đổi quyền sử dụng đất được hiểu là một hình thức chuyển quyền sử dụng đất, trong đó các bên (hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn) chuyển giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nhau (đổi đất nông nghiệp), các bên vừa là người chuyển đổi nhưng cũng đồng thời là người nhận chuyển đổi.

(6) Đất được nhận chuyển nhượng (mua), nhận tặng cho, nhận thừa kế.

Đất nuôi trồng thủy sản có được thế chấp vay ngân hàng không?

Tại Khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;

c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

d) Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

e) Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này;

g) Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

h) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;

i) Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án thì có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê”

Theo Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân khi đang sử dụng đất nông nghiệp (đất nuôi trồng thủy sản) được Nhà nước giao trong hạn mức có thể thế chấp quyền sử dụng để vay vốn ngân hàng khi đáp ứng các điều kiện theo quy định được nêu trên.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đất nuôi trồng thủy sản có được thế chấp vay ngân hàng không?”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Có được thế chấp khu vực biển được Nhà nước giao để nuôi trồng thủy sản hay không?

Căn cứ Khoản 4 Điều 46 Luật Thủy sản 2017 quy định về quyền của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản như sau:
4. Tổ chức, cá nhân Việt Nam được Nhà nước giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thu tiền sử dụng khu vực biển mà đã trả trước toàn bộ tiền sử dụng theo thời hạn giao có quyền quy định tại khoản 1 Điều này và quyền sau đây:
a) Thế chấp giá trị quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền vơi khu vực biển được giao trong thời hạn giao tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao. Cá nhân được để lại quyền sử dụng khu vực biển được giao cho người thừa kế trong thời hạn giao theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng, người được thừa kế quyền sử dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản có quyền quy định tại khoản này;
c) Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật;
d) Cho thuê quyền sử dụng khu vực biển và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển trong thời hạn được giao. Việc cho thuê chỉ được thực hiện khi khu vực biển đó đã được đầu tư theo dự án và người thuê phải sử dụng khu vực biển đó đúng mục đích.

Như vậy, trường hợp được nhà nước giao đất khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo dạng có thu tiền sử dụng đất mà đã trả trước toàn bộ tiền sử dụng thì được thế chấp giá trị quyền sử dụng khu vực biển được giao.

Thế chấp quyền sử dụng đất có phải đăng ký giao dịch bảo đảm hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NÐ-CP thì đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.
Bên cạnh đó tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP có quy định về các trường hợp đăng ký biện pháp đảm bảo như sau:
Điều 4. Các trường hợp đăng ký
Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.
Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

Như vậy, khi thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất thì phải đăng ký giao địch đảm bảo.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm