Giấy xác nhận bị tai nạn ngoài giờ làm việc mới 2023

bởi Anh
Giấy xác nhận bị tai nạn ngoài giờ làm việc

Xin chào Luật sư, Tôi đang làm việc tại một công ty sản xuất giày da. Ngày 28/5 công ty có yêu cầu tôi chuyển cho đối tác một tập văn kiện ngoài giờ làm việc do tiện đường tôi về nhà. Nhưng trong quá trình di chuyển tôi đã bị tai nạn gãy tay và phải nghỉ làm 1 tháng để ổn định sức khoẻ. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi có được coi là tai nạn lao động không? Và nếu không thì giấy xác nhận bị tai nạn ngoài giờ làm việc được quy định như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải quyết qua bài viết “Giấy xác nhận bị tai nạn ngoài giờ làm việc” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là tai nạn lao động?

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Người lao động gặp tai nạn ngoài giờ làm việc có được coi là tai nạn lao động?

Theo đó, nếu bị tai nạn giao thông ngoài giờ làm việc mà là trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý – tức là người lao động bị tai nạn khi đang trên đường đi làm hoặc trên đường về nhà thì mới được hưởng chế độ tai nạn lao động. Còn nếu người lao động bị tai nạn giao thông nhưng không phải là trong lúc đang đi làm hoặc đang về nhà thì không được nhận chế độ tai nạn lao động, chỉ được nhận chế độ ốm đau theo mục 1 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Căn cứ theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

“Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

  1. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
  2. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Trường hợp này sẽ được công ty trợ cấp khoản tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 và được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm theo Điều 48 hoặc Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.

Về chi phí y tế thì dù trường hợp nào, có phải tai nạn lao động hay không thì nhân viên này vẫn được bảo hiểm thanh toán như bình thường.

Giấy xác nhận bị tai nạn ngoài giờ làm việc
Giấy xác nhận bị tai nạn ngoài giờ làm việc

Giấy xác nhận bị tai nạn ngoài giờ làm việc

KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG

Kính gửi:  – Thanh tra Sở Lao động – Th­ương binh và Xã hội

                                            ………1………

  – Công an huyện ………… 2 ……….

1. Thông tin về cơ sở:

Tên, địa chỉ của cơ sở xảy ra tai nạn lao động:

……………………………………………………………………………………….

– Số điện thoại: ……………… ; Fax: ….. ; Email: ………………………………………………….

– Tên, địa chỉ của Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 

………………………………………………………………………………………

2. Thông tin về vụ tại nạn lao động:

– Thời gian xảy ra tai nạn lao động:…. giờ…. phút….. ngày…… tháng….. năm……….;

– Nơi xảy ra tai nạn lao động: ………………………………………………………

– Tóm tắt diễn biến vụ tai nạn lao động: ……………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

– Xác định bư­ớc đầu nguyên nhân tai nạn lao động:

3. Thông tin về các nạn nhân:

Số thứ t­ự    Họ và tên nạn nhân  Năm sinh  Giới tính  Nghề nghiệp3Tình trạng tai nạn (chết/bị thương nặng/nhẹ)
1     
2     
3     
4     

NGƯỜI KHAI BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [14.92 KB]

Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy xác nhận bị tai nạn ngoài giờ làm việc

1 Ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi tên đơn vị hành chính cấp huyện.

3 Ghi theo bảng danh mục nghề nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành, thống nhất ghi cấp 2.

Các phần còn lại điền thông tin cá nhân lần lượt theo đúng giấy tờ tuỳ thân.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Giấy xác nhận bị tai nạn ngoài giờ làm việc” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ soạn thảo mẫu đơn tranh chấp đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

NLĐ bị tai nạn lao động trên đi làm về thì được NSDLĐ hỗ trợ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động như sau:
“2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.”
Và căn cứ theo khoản 5 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
“5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;”
Và nội dung này được được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
Như vậy, NLĐ bị tai nạn lao động trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở thì được NSDLĐ hỗ trợ như quy định trên.

Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm có được coi là tai nạn ngoài giờ làm việc không?

Theo đó, nếu bị tai nạn giao thông ngoài giờ làm việc mà là trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý – tức là người lao động bị tai nạn khi đang trên đường đi làm hoặc trên đường về nhà thì mới được hưởng chế độ tai nạn lao động.
Trường hợp này sẽ được công ty trợ cấp khoản tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 và được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm theo Điều 48 hoặc Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
Còn nếu người lao động bị tai nạn giao thông nhưng không phải là trong lúc đang đi làm hoặc đang về nhà thì không được nhận chế độ tai nạn lao động, chỉ được nhận chế độ ốm đau theo mục 1 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Về chi phí y tế thì dù trường hợp nào, có phải tai nạn lao động hay không thì nhân viên này vẫn được bảo hiểm thanh toán như bình thường.

Viết mẫu giấy xác nhận tai nạn ngoài giờ làm việc như thế nào?

1 Ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2 Ghi tên đơn vị hành chính cấp huyện.
3 Ghi theo bảng danh mục nghề nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành, thống nhất ghi cấp 2.
Các phần còn lại điền thông tin cá nhân lần lượt theo đúng giấy tờ tuỳ thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm