Giấy xác nhận dân sự là giấy tờ pháp lý ghi nhận các hoạt động của cá nhân đó trong thời gian sinh sống tại địa phương. Đây là một trong những loại giấy tờ quan trọng mà các nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên cung cấp nhằm xác minh lý lịch của ứng viên. Vậy hiểu Thế nào là giấy xác nhận dân sự? Giấy xác nhận dân sự để làm gì? Giấy xác nhận dân sự bao gồm những nội dung nào? Thủ tục xin giấy xác nhận dân sự năm 2022 thực hiện ra sao? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là giấy xác nhận dân sự?
Xác nhận dân sự được hiểu là việc cá nhân muốn thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận rằng cá nhân có hoặc không có tham gia một sự việc, hành vi đã xảy ra trên thực tế trong thời gian cá nhân sinh sống, lưu trú tại địa phương để chứng minh nhân thân trong sự việc, hành vi đó và chứng minh việc tham gia thực hiện là tuân thủ các quy định của pháp luật hoặc xác nhận lý lịch, thông tin cá nhân,… cho người xin xác nhận.
Mẫu đơn xin xác nhận dân sự được sử dụng với mục đích chứng minh về lý lịch cá nhân sử dụng để làm hồ sơ học tập hay xin việc tại một nơi nào đó. Hiện nay, những mẫu đơn xin xác nhận dân sự được yêu cầu khá phổ biến, là một trong những nội dung cần thiết để xác nhận nhân sự tham gia vào các giao dịch dân sự, các môi trường yêu cầu nhân thân trong sạch, chứng minh một phần nhân thân về việc chấp hành pháp luật.
Hiểu một cách đơn giản, Giấy xác nhận dân sự là là một loại giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cá nhân có chấp hành quy định pháp luật tại địa phương hay không, có tham gia vào các sự việc hay hành vi trái pháp luật trong thời gian sinh sống, cư trú tại địa phương hay không.
Giấy xác nhận dân sự để làm gì?
Giấy xác nhận dân sự được sử dụng trong những trường hợp sau:
Cá nhân có mong muốn, yêu cầu cơ quan nhà nước đủ thẩm quyền xác nhận cho mình một vấn đề dân sự, như việc cá nhân có hoặc không tham gia một sự việc, hành vi đã xảy ra trên thực tế nơi cá nhân sinh sống, những việc cá nhân tuân thủ và chấp hành theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và pháp luật, không vi phạm pháp luật hay xác nhận lý lịch và thông tin cá nhân…thì cá nhân sẽ làm Đơn xin xác nhận dân sự gửi cơ quan công an cấp xã để xác nhận.
Cụ thể, có nhiều trường hợp trên thực tế mà cá nhân có thể làm Đơn xin xác nhận dân sự như:
- Xác nhận việc cá nhân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tuân thủ pháp luật, bản thân luôn hoàn thành các nhiệm vụ địa phương giao, không vi phạm pháp luật và không có tiền án tiền sự.
- Xác nhận việc cá nhân mất giấy tờ,…
- Xác nhận liên quan tới nhân thân, ông bà, cha mẹ, anh chị em, tình trạng hôn nhân.
- Xác nhận lý lịch, thông tin cá nhân
Giấy xác nhận dân sự bao gồm những nội dung nào?
Hiện nay, văn bản xác nhận này chưa được thống nhất về mẫu mã, tùy vào từng giai đoạn mà nội dung có thể được thay đổi cho phù hợp. Nếu bạn đang cần xác nhận nhân sự mà chưa biết bổ sung thông tin gì, hãy lưu lại các nội dung cơ bản dưới đây.
Thông tin cá nhân
- Họ và tên: Ứng viên viết in hoa đầy đủ họ và tên.
- Ngày tháng năm sinh: Ghi rõ ngày/ tháng/ năm sinh như trong CV hoặc sơ yếu lý lịch.
- Địa chỉ thường trú: Đây là nơi sinh sống mà ứng viên cần xin xác nhận, lưu ý ghi đầy đủ số nhà, đường, phường/ quận, huyện/ thành phố, tỉnh.
- Nghề nghiệp: Vị trí chuyên môn hiện tại của ứng viên.
- Địa chỉ công tác: Địa điểm làm việc hiện tại của bạn.
Thông tin nhân thân
Cũng giống như thông tin cá nhân, ở phần này bạn cần điền đầy đủ họ tên, nghề nghiệp, tuổi tác và nơi làm việc của bố mẹ ruột. Nếu bạn là người đã có gia đình, hãy cung cấp đầy đủ thông tin của vợ/ chồng ngay trong mục này để nhà tuyển dụng có cái nhìn toàn diện hơn.
Nguyện vọng của người làm đơn
Cuối cùng, người làm đơn nêu rõ nguyện vọng cần xác nhận đã sinh sống tại địa phương, cam kết mọi thông tin đã khai là đúng sự thật, người làm đơn không vi phạm quy định của pháp luật và địa phương đang sống. Cuối đơn, người làm đơn ký ghi rõ họ tên và trình văn bản lên cơ quan hành chính để xin xác nhận, đóng dấu của bộ phận có thẩm quyền. Ứng viên có thể tải mẫu đơn xác nhận nhân mới nhất năm 2019 này để tham khảo thêm.
Giấy xác nhận nhân sự không chỉ được sử dụng riêng cho quy trình tuyển dụng mà còn có thể hỗ trợ bạn trong nhiều thủ tục hành chính khác. Việc xác nhận không tốn quá nhiều thời gian, lại đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện dựa trên những thông tin mà vừa chia sẻ. Hy vọng rằng ứng viên trong tương lai sẽ có bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất, tự tin chính phục các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng… hàng đầu Việt Nam nhé.
Tất cả các nội dung trong giấy xác nhận nhân sự đều phải đảm bảo hoàn toàn toàn là sự thật. Trong trường hợp phát sinh một số rủi ro, cần phải sửa ngay để tránh mất quá nhiều thời gian cho các thủ tục giấy tờ.
Mẫu giấy xác nhận dân sự năm 2022
Cách viết giấy xác nhận dân sự
Khi làm Đơn xin xác nhận dân sự cần điền đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến cá nhân cũng như trình bày nguyện vọng xác nhận dân sự của mình để được các cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết. Cụ thể:
– Thông tin cá nhân: Điền đầy đủ thông tin gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, địa chỉ, nơi công tác…
– Thông tin nhân thân: Ở phần này, người làm đơn điền đầy đủ thông tin của bố, mẹ, vợ, chồng gồm: Họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú…
– Mục đích xin xác nhận: Người làm đơn trình bày nguyện vọng của mình xin cơ quan chính quyền xác nhận cho bản thân người làm đơn không vi phạm những quy định của pháp luật và địa phương đang sống.
– Phần cuối đơn: Người làm đơn cam kết các thông tin ghi trong đơn là đúng sự thật, sau đó ký và ghi rõ họ tên vào đơn.
Thủ tục xin giấy xác nhận dân sự như thế nào?
Hiện nay các văn bản luật chưa đề cập cụ thể tới hồ sơ, thủ tục xin xác nhận dân sự. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, việc xin xác nhận dân sự sẽ được thực hiện như sau:
– Về cơ quan xác nhận dân sự: Người có nhu cầu thực hiện xin xác nhận dân sự tại cơ quan Công an xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, công dân cũng có thể xin xác nhận dân sự tại Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú.
– Về hồ sơ, thủ tục xin xác nhận:
Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị hồ sơ, gồm:
– Đơn xin xác nhận dân sự;
– Giấy tờ nhân thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực);
– Sổ hộ khẩu/ sổ tạm trú hoặc giấy tờ khác ghi nhận thông tin chứng minh cá nhân đó cư trú ở địa phương đó.
Bước 02: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, công dân mang các giấy tờ này đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc UBND xã, phường nơi công dân cư trú.
Bước 03: Xác nhận thông tin
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thông tin giấy tờ của người nộp đơn. Sau đó, tìm thông tin trên hệ thống thông tin của họ để xác nhận vào giấy những thông tin yêu cầu. Cán bộ ghi xong thông tin thì ký và xác nhận đóng dấu, người yêu cầu ký và xác nhận rõ họ và tên.
Bước 4: Nhận kết quả giấy xác nhận.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Sử dụng đất của người khác có được không?
- Đất ở kết hợp sản xuất là gì?
- Quy định về thời hạn làm căn cước công dân mới nhất 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giấy xác nhận dân sự để làm gì”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, tra cứu quy hoạch xây dựng … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, công dân mang các giấy tờ này đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc UBND xã, phường nơi công dân cư trú.
Chuẩn bị hồ sơ, gồm:
– Đơn xin xác nhận dân sự;
– Giấy tờ nhân thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực);
– Sổ hộ khẩu/ sổ tạm trú hoặc giấy tờ khác ghi nhận thông tin chứng minh cá nhân đó cư trú ở địa phương đó.
– Tên, địa chỉ thường trú của người xin xác nhận;
– Họ, tên, địa chỉ thường trú của bố, mẹ;
– Họ tên, địa chỉ thường trú của vợ, chồng;
– Phần cam đoan hoặc xác nhận
– Phần thông tin xác thực của địa phương.