Thế giới ngày nay được đánh dấu bằng những mối giao lưu nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật; nhất là trong lãnh vực truyền thông đại chúng. Con số những cuộc hôn nhân giữa những người khác đạo càng ngày càng gia tăng. Đây là một trong những ưu tư đặc biệt của Hội Thánh Công giáo; đối với đời sống hôn nhân và gia đình của con cái mình; vì những cuộc hôn nhân này thường gặp nhiều khó khăn do những khác biệt về niềm tin.
Thưa luật sư tôi và bạn gái tôi yêu nhau đã lâu; nhưng chúng tôi lại là hai người khác đạo, bạn gái tôi theo đạo thiên . Chúng tôi muốn tiến tới hôn nhân, nhưng lại gặp sự ngăn cản của 2 bên gia đình. Vì bố mẹ tôi sợ sau này sẽ không có ai thờ cúng tổ tiên; nếu tôi theo đạo thiên chúa. Còn bố mẹ cô ấy thì sợ sau khi cưới cô ấy sẽ bỏ đạo của mình. Hiện tại tôi đang rất rối nhưng không biết phải làm sao. Luật sư có thể tư vấn cho tôi là hai người khác đạo có lấy nhau được không? Cảm ơn luật sư!
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia định năm 2014
Hai người khác đạo có lấy nhau được không?
Hôn nhân khác tôn giáo là hôn nhân giữa một bên là Công giáo; và một bên không phải là Công giáo.
- Nếu bên không Công giáo; nhưng đã được rửa tội trong Hội Thánh Tin Lành hay Chính Thống, thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị tín hay hôn nhân hỗn hợp.
- Nếu bên không Công giáo chưa được rửa tội; thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị giáo hay hôn nhân khác đạo. Ví dụ hôn nhân giữa một người Công giáo và một người Phật giáo; Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo …. kể cả trường hợp một người không theo tôn giáo nào.
Tại Việt Nam, ngày nay vẫn có nhiều vị hữu trách và cha mẹ tỏ thái độ quá dè dặt; khắt khe đối với con cái trong hôn nhân khác tôn giáo: “Bắt buộc trở lại đạo Công giáo mới cho phép làm đám cưới!” Một số khác lại quá dễ dãi: “Đạo ai nấy giữ, chẳng cần chuẩn chiếc gì hết!” Cả hai thái độ trên đều không phù hợp với ý muốn của Hội Thánh Công giáo. Hội Thánh có phép chuẩn cho những hôn nhân khác tôn giáo. Theo luật hiện nay của Hội Thánh:
- Hôn nhân hỗn hợp chỉ hợp pháp khi có phép rõ ràng của giáo quyền.
- Hôn nhân khác đạo chỉ thành sự khi có phép chuẩn rõ ràng của giáo quyền.
Bởi vậy, nếu ở trong trường hợp Hôn nhân hỗn hợp; hoặc hôn nhân khác đạo; đôi bạn cần trình bày với cha xứ để được hướng dẫn về thủ tục xin phép chuẩn nơi Đức Giám Mục Giáo phận.
Muốn được phép chuẩn:
- Hai đương sự phải hiểu biết; chấp nhận mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân theo giáo lý Công giáo
- Bên Công giáo cam kết giữ đức tin của mình; bảo đảm cho con cái được rửa tội và giáo dục trong Hội Thánh Công giáo.
- Cũng cần phải cho bên không Công giáo biết rõ những điều ấy
Ngoài ra, hôn nhân khác đạo còn phiêu lưu ở chỗ người không có đạo đâu có biết; và tôn trọng những chuẩn mực luân lý như người trong đạo, ví dụ về vấn đề chung thủy; một vợ một chồng, ngừa thai, phá thai, ly dị… Đã có nhiều người công giáo đứng trước những áp lực; những lựa chọn từ người bạn đời không công giáo để bị ly dị, bị chồng phụ bạc ngoại tình; bị buộc phá thai, ngừa thai không theo như Giáo Hội Công giáo.
Hai người khác đạo có lấy nhau được không theo quy định của pháp luật?
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng; được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Đồng thời, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi hai bên đăng ký kết hôn.
Theo đó, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam; nữ phải đáp ứng một số điều kiện nêu tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do hai bên tự nguyện quyết định;
- Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, kết hôn trong phạm vi 3 đời…
Đặc biệt: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Nếu không đăng ký thì không có giá trị pháp lý.
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ
2. Cấm các hành vi sau đây:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
-Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
–Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
-Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
–Yêu sách của cải trong kết hôn;
–Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
–Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
–Bạo lực gia đình;
-Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi
–Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình
4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.
Tôn giáo không phải là rào cản khi kết hôn bạn nhé; pháp luật cũng không cấm những người khác tôn giáo không được kết hôn với nhau. Với trường hợp của bạn thì trong thực tế cũng không cần vợ bạn phải bỏ đạo; hay bạn phải theo đạo của vợ mà không thờ cúng tổ tiên; vì trong đạo thiên chúa muốn kết hôn thì phải học giáo lý hôn nhân.
Tuy nhiên, bạn có thể học nhưng không bắt buộc phải theo đạo; tức là nếu bạn muốn được sự công nhận hôn nhân khi kết hôn theo bên vợ; thì theo học (nếu muốn vô nhà thờ làm lễ); không thì bạn cũng có thể không học nếu nhà vợ chấp nhận. Lớp học này là hình thức chứ không phải là sự ép buộc bạn theo đạo; nên bạn có thể theo học rồi sau đó không cần phải đi lễ hàng tuần… còn vợ bạn thì vẫn theo đạo bình thường thôi. Nói chung đạo ai người đó theo, bạn vẫn cứ thờ cúng tổ tiên bình thường; vợ bạn cũng cứ theo đạo bình thường, trên tinh thần tôn trọng tôn giáo lẫn nhau thôi.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Hai người khác đạo có lấy nhau được không”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tạm ngừng doanh nghiệp tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được Luật sư X tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Hôn nhân sẽ hạnh phúc, nếu hai bên biết tôn trọng nhau, “đạo ai người ấy giữ”. Phía không Công giáo thực sự để cho bạn mình được tự do thờ phượng và chăm sóc đức tin cho con cái như đã thoả thuận lúc ban đầu. Phía Công giáo sống thật tốt và giúp phía không Công giáo nhận được ơn Chúa.
Hôn nhân có thể gặp nguy hiểm và tan vỡ, nếu hai bên không chịu nhân nhượng nhau trước những mối bất đồng do sự khác biệt về niềm tin tạo ra. Phía Công giáo có thể trở nên nguội lạnh và đi đến chỗ bỏ đạo.
Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, những trường hợp sau sẽ không đủ điều kiện kết hôn với người làm việc trong ngành công an:
+Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền.
Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
+Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập quốc tịch).
Khi muốn kết hôn với công an, thì phía cơ quan nơi làm việc sẽ tiến hành thẩm tra lý lịch ba đời. Theo đó, gia đình bạn theo Đạo Thiên chúa là vi phạm điều kiện cơ bản nêu trên. Do đó, các bạn không thể kết hôn với nhau.