Hàng bị vỡ, đơn vị vận chuyển có phải bồi thường toàn bộ không?

bởi Luật Sư X
Hàng bị vỡ, đơn vị vận chuyển có phải bồi thường toàn bộ không?

Công việc làm ăn ai cũng mong muốn mọi chuyện suôn sẻ. Tuy nhiên, có thể vì lý do nào đó chủ quan hoặc khách quan khiến cho hàng hóa, dịch vụ, đối tượng nào đó thuộc sở hữu của người khác bị xâm phạm hoặc thiệt hại, giảm sút giá trị thì bắt buộc phải có biện pháp khắc phục trả lại hiện trạng ban đầu. Có thể kể đến biện pháp đền bù thiệt hại. Vậy giả sử như hàng bị vỡ, đơn vị vận chuyển có phải bồi thường toàn bộ không? Bài viết sau đây chúng tôi xin đưa ra ý kiến như sau, mong hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Bồi thường thiệt hại là gì?
Bồi thường thiệt hại ta có thể hiểu đơn giản là sự chịu trách nhiệm dân sự của bên vi phạm cho bên chịu tổn thất, hậu quả nặng nề về sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản, di sản,… bằng việc đền bù về mặt vật chất thực tế, được quy ra thành tiền, bao gồm chi phí khắc phục sự cố, ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập bị mất,… Chủ sở hữu tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản đó phải bồi thường thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự không có định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên tại Điều 13 bộ luật dân sự 2015 chỉ đưa ra việc chủ thể nếu có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp là các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác thì sẽ bồi thường theo như thỏa thuận.

Điều 13. Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Hàng bị vỡ, đơn vị bồi thường có phải bồi thường toàn bộ không?
Ta có thể xét tới 03 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Lỗi do sự chủ quan của bên vận chuyển

Căn cứ Điều 360 bộ luật dân sự 2015:

  • Nếu không có thỏa thuận: Khi đó, bên vận chuyển sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ;
  • Nếu có thỏa thuận từ trước đối với mặt hàng dễ vỡ: Khi đó, bên vận chuyển sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo thỏa thuận của hai bên trước đó được quy định rõ trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp 2: Lỗi bên bị vi phạm tức bên có hàng bị vỡ

Trường hợp hàng bị vỡ do việc đóng gói của bên bị vi phạm tức chủ sở hữu tài sản thực hiện sơ sài gây hư hỏng trong lúc vận chuyển mà bên vận chuyển không biết thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.

Điều 363. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.

Trường hợp 3: Hàng vỡ do trường hợp bất khả kháng

Các trường hợp khi bên vận chuyển đang vận chuyển bị các vấn đề bất khả kháng liên quan đến thiên tai, lũ lụt hoặc các trường hợp khác thuộc trường hợp bất khả kháng thì bên vận chuyển sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 541. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

3. Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm