Căn cứ:
- Bộ luật Dân sự 2015
Nội dung tư vấn:
1. Sự kiện bất khả kháng là gì?Điều khoản về bất khả kháng là một trong những điều khoản phổ biến trong hợp đồng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi ký kết hợp đồng. Sự kiện bất khả kháng được Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
Theo đó, ta có thể hiểu sự kiện bất khả kháng là những sự kiện, tình huống bất thường ngoài tầm kiểm soát của các bên, như chiến tranh, đình công, nổi loạn, tội phạm, thiên tai (như lũ lụt, động đất, phun trào núi lửa),… xảy ra, và việc đó ngăn cản một hay các bên của hợp đồng trong việc hoàn thành bổn phận và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Vì vậy, bên không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thì sẽ được miễn trách nhiệm pháp lý như bồi thường thiệt hại…
2. Điều kiện của sự kiện bất khả kháng:
Một sự kiện được coi là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng được các điều kiện sau:
- Sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;
- Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;
- Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Như vậy, chỉ khi đáp ứng các điều kiện nêu trên thì một sự kiện mới được xem là bất khả kháng và là căn cứ để miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm. Tuy nhiên, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cần phải chứng minh bản thân đã nỗ lực dùng những biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép ngăn cản hậu quả do sự kiện này gây ra. Đồng thời, bên bị ảnh hưởng cần chủ động thông báo cho bên kia biết về sự kiện bất khả kháng để không biết mất quyền miễn trách nhiệm. Thông thường, trong hợp đồng sẽ có điều khoản thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng và kèm theo là thỏa thuận về thông báo trong trường hợp xảy ra sự kiện này và hậu quả của việc không thông báo. Ví dụ như mất quyền được miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng nên:
- Gửi đến bên kia thông báo về sự kiện bất khả kháng trong thời hạn đã thỏa thuận hoặc trong một khoảng thời gian hợp lý;
- Văn bản, giấy tờ có giá trị chứng minh sự kiện bất khả kháng có xảy ra trên thực tế do cơ quan, nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Nhìn chung quyền xác nhận sự kiện bất khả kháng thường do Phòng thương mại và công nghiệp thực hiện.
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay