Đình công có hợp pháp không?

bởi Hoàng Hà

Khi mâu thuẫn giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động xảy ra mà chưa được giải quyết một cách thấu đáo sẽ dẫn tới các cuộc đình công. Vậy đình công có hợp pháp không?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Đình công có hợp pháp không?

Pháp luật về lao động quy định một trong số những quyền của người lao động đó là đình công. Căn cứ theo Điều 209 Bộ Luật lao động 2012 quy quy định về đình công như sau: 

Điều 209. Đình công

1. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

2. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này.

Như vậy, pháp luật cho phép tập thể người lao động có quyền đình công khi 2 bên chưa có sự thông nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Lưu ý là tranh chấp này phải là tranh chấp giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động trong một tổ chức, hoặc một ngành. Tuy nhiên, không phải cuộc đình công nào cũng hợp pháp, bởi lẽ để tổ chức một cuộc đình công hợp pháp phải đáp ứng đủ các điều kiện và trải qua các trình tự mà pháp luật quy định. Cụ thể tại Điều 211 Bộ Luật lao động quy định việc đình công phải trải qua đủ 3 bước:

  • Lấy ý kiến tập thể lao động.
  • Ra quyết định đình công.
  • Tiến hành đình công.

Bên cạnh đó việc đình công cũng phải được thông báo trước cho người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi mà việc tổ chức cuộc đình công không đáp ứng đủ các điều kiện trên thì nó bị coi là cuộc đình công bất hợp pháp, cụ thể tại Điều 215 Bộ Luật lao động 2012 quy định:

Điều 215. Những trường hợp đình công bất hợp pháp

1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

2. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.

3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

Ngoài ra, Chính phủ cũng quy định một số doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế không được phép đình công. Bởi lẽ nếu công việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này bị ngưng trệ có thể làm ảnh hưởng nguy hại tới an ninh, quốc phòng, sức khỏe và trật tự công cộng. Cụ thể được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 41/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 2

a) Sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia;

b) Thăm dò và khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;

c) Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;

d) Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan nhà nước;

đ) Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;

e) Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.

2. Đình công bất hợp pháp bị xử lý thế nào?

Các cuộc đình công bất hợp pháp hoặc các cuộc đình công có nguy cơ gây nguy hại tới an ninh, quốc phong, trật tự xã hội thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền ra quyết định hoãn, ngừng cuộc đình công, trực tiếp xử lý hoặc bàn giao cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 223 Bộ Luật lao động thì trong thời hạn 3 tháng kể từ khi chấm dứt đình công, 02 bên có quyền nộp hồ sơ yêu cầu tòa án xác định tính hợp pháp của cuộc đình công.

Một khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp, nếu người lao động không chấm dứt đình công thì có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của Bộ luật lao động. Nếu cuộc đình công mà gây tổn thất về tài sản, cơ sở vật chất hoặc có hành vi gây rối trật tự công cộng và một số hành vi quá khích khác thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể được quy định tại Điều 233 Bộ Luật lao động như sau:

Điều 233. Xử lý vi phạm

1. Khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công ,không trở lai làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động

Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Người lợi dụng đình công gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm