Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong giải quyết vụ việc lao động là vấn đề mà rất nhiều người gặp vướng mắc khi muốn thực hiện khởi kiện vụ án lao động. Họ thường băn khoăn rằng, mình phải nộp đơn khởi kiện ở đâu, tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh để giải quyết.
Sau đây hãy cùng LSX tìm hiểu nhé!
Căn cứ:
- Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015
- Luật Lao động năm 2012
Nội dung tư vấn
Mô hình hệ thống tòa án mà Việt Nam áp dụng là mô hình hệ thống tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Cụ thể:
- Tòa án nhân dân cấp huyện đối với với đơn vị hành chính cấp huyện.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với với đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Tòa án nhân dân cấp cao tại những thành phố lớn, phân bổ theo các khu vực địa lý (Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ)
- Tòa án nhân dân tối cao ở trung ương.
Đối với thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ việc lao động thì trong các cấp tòa án vừa nêu chỉ có tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân cấp tỉnh là có thẩm quyền này. Sở dĩ, có sự phân định cụ thể ra hai cấp xét xử sơ thâm như vậy là vì trên thực tế những vụ việc lao động có tính chất phức tạp, quy mô ảnh hưởng khác nhau. Như vậy, cũng sẽ đòi hỏi trình độ chuyên môn, cơ cấu tổ chức, số lương nhân sự khác nhau để giải quyết những vụ việc này.
Tuy nhiên, Luật Lao động năm 2012 cũng quy định những trường hợp tranh chấp lao động phải thực hiện thủ tục hòa giải với hòa giải viên lao động trước, rồi sau đó mới thực hiện khởi kiện ta Tòa án.
Cụ thể, Khoản 1 Điều 201 quy định:
“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”
Do đó, nếu thỏa mãn về trình tự giải quyết của tranh chấp lao động thì khi khởi kiện ra Tòa án sẽ có sự phân cấp thẩm quyền giải quyết như sau:
1. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:
Theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định thẩm quyền của TAND cấp huyện như sau:
“1.Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình theo điều 26 của bộ luật này, trừ tranh chấp theo quy định tại khoản 7 điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo quy định tại khoản 1 điều 30
c ) Tranh chấp về lao động theo điều 32 của Bộ luật này;
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1,2,3,4,6,7,8,9 và 10 của điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1,2,3,4,5,6,7,8,10 và 11 điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 điều 31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động tại khoản 1 và khoản 5 điều 33 của Bộ luật này.
3.Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4.Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha mẹ và con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.”
Như vậy, đây là quy định mang tính chất liệt kê và có dẫn chiếu sang các quy định khác trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó bạn xem thêm:
2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định tại điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“1.Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26,28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26,28,30, 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện tại khoản 1 và khoản 4 điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 điều 35 của Bộ luật này;
2.Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của tòa án nhân dân cấp huyện.”
Như vậy, tương tự như quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện cũng là quy định mang tính chất liệt kê và có dẫn chiếu sang các quy định khác trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Do đó, bạn cần căn cứ vào quy định trên và đối chiếu với các quy định mà điều luật này dẫn chiếu để nắm được quy định chi tiết.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay