Quay phim lúc ký hợp đồng, giao dịch có được không?

bởi Luật Sư X
Có được quay phim lại quá trình ký kết hợp động, giao dịch không?

Xin chào Luật sư X, tôi có vấn đề thắc mắc rất mong được tư vấn. Sắp tới, tôi có ký kết một hợp đồng; vì lý do muốn đảm bảo nhất quyền lợi của mình nên tôi muốn quay phim lúc ký hợp đồng. Liệu như vậy có được không? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận hỏi đáp Luật dân sự của Luật sư X. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Các quy định của pháp luật hiện tại còn khá mơ hồ về vấn đề có được quay phim lúc ký hợp đồng hay không? Tuy nhiên, nếu trường hợp bạn muốn quay phim; thì đây chỉ là một giao dịch dân sự thông thường; mà không phải là vấn đề về bí mật quốc gia. Nên nhìn chung bạn vẫn có thể quay phim lúc ký hợp đồng.

Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về Quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:

“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại; thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh; hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng; bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác; mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này; thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại; và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Hiệu lực hợp đồng

Ở đây, bạn có thể quay phim lúc ký hợp đồng; nhưng không được sử dụng vào những mục đích khác mà chỉ để lưu trữ đơn thuần; thì sẽ không vi phạm quy định bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh.

Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc nếu việc quay phim mà ảnh hưởng tới thiện cảm; sự tin tưởng của hai bên khi giao kết hợp đồng; thì bạn nên quay phim lúc ký hợp đồng một cách tế nhị.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư dân sự: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Giao dịch dân sự vô hiệu thì hậu quả pháp lý sẽ ra sao?

1. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
2. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Giao dịch dân sự không công chứng, chứng thực có hiệu lực không?

Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là gì?

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm