Với nhiều giao dịch do mối quan hệ quá thân mật nên đôi khi không muốn dùng văn bản mà chỉ giao kết bằng miệng trên sự tin tưởng về khả năng hoàn thành nghĩa vụ. Loại hợp đồng này có ưu điểm và lợi thế gì? Nó có được công nhận tại Việt Nam hay không?
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự 2015
Nội dung tư vấn
Hợp đồng bằng miệng là loại giao dịch được công nhận tại điều 119 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể là:
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Do đó, việc giao kết hợp đồng bằng miệng là hoàn toàn hợp pháp.
Tuy nhiên hợp đồng bằng miệng sẽ phát sinh những nhược điểm của mình khi có tranh chấp xảy ra:
- Hợp đồng bằng miệng khó chứng minh giao dịch tồn tại bởi lẽ khi giao kết chỉ là giao kèo dựa trên lời nói có thể của người cho vay và người vay. Sự thừa nhận trước cơ quan chức năng dựa trên ý thức của người vay đang bị dồn vào thế bí
- Hợp đồng bằng miệng là căn cứ pháp lý yếu, khi có tranh chấp sẽ được công nhận nhưng cần người thứ 3 làm chứng. Là căn cứ không có nghĩa sẽ giải quyết được bằng căn cứ đó.
Nếu có thể hãy sử dụng văn bản để giao kết, thậm chí là công chứng để đảm bảo tính pháp lý cao nhất!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Hợp đồng bằng miệng có được công nhận hay không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.