Có rất nhiều doanh nghiệp thắc mắc hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không? Pháp luật quy định thế nào về thuế hàng tạm nhập tái xuất? Qua bài viết này, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc này để các doanh nghiệp có thể hiểu chi tiết hơn.
Căn cứ pháp lý
- Luật Thương mại 2005
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập 2016
- Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
- Thông tư 219/2013/TT-BTC
Hàng tạm nhập tái xuất là gì?
Theo quy định tại Điều 29 Luật Thương mại 2005, hàng tạm nhập tái xuất là hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên khu vực lãnh thổ nước Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm nhập là hàng hóa nước ngoài quá cảnh trên lãnh thổ một quốc trong một thời gian nhất trước khi xuất sang nước thứ ba. Tái xuất là quá trình tiếp theo của tạm nhập. Sau khi làm thủ tục thông thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu tới quốc gia thứ ba.
Các hình thức tạm nhập tái xuất
Hiện nay có 3 hình thức tạm nhập tái xuất bao gồm:
- G11/G21: Hàng tạm nhập tái xuất là hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.Sử dụng trong trường hợp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.
- G12/G22: Tạm nhập tái xuất thiết bị máy móc phục vụ dự án có thời hạn. Với hình thức tạm nhập tái xuất này được dùng trong trường hợp:
- Tạm nhập tái xuất để bảo hành hoặc sửa chữa.
- Doanh nghiệp cho thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thực hiện dự án, thử nghiệm, thi công công trình.
- Tạm nhập tái xuất máy bay nước ngoài, tàu biển để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam.
- G13/G23: Tạm nhập tái xuất hàng miễn thuế. Với hình thức này được sử dụng trong trường hợp:
- Tạm nhập tái xuất thiết bị máy móc do bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác chuyển sang;
- Tạm nhập hàng hóa miễn thuế gồm: giới thiệu sản phẩm, các mặt hàng tham dự hội chợ, triển lãm; máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học phát triển sản phẩm, thi đấu thể thao, khám chữa bệnh,biểu diễn văn hóa, biểu diễn văn nghệ.
Chính sách về thuế đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất
Thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất
Theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập 2016, miễn hàng tạm nhập tái xuất trong thời hạn nhất định đối với: hàng hóa tạm nhập, tái xuất để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập 2016, các trường hợp được hoàn thuế:
- Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
- Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
- Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập 2016, nguyên tắc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với hàng nhập khẩu: thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Thuế giá trị gia tăng với máy móc, vật tư tạm nhập tái xuất
Theo quy định tại khoản 20 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, quy định các đối tượng chịu thuế bao gồm:
- Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam;
- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
- Hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu;
- Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài;
- Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với máy móc, vật tư tạm nhập, tái xuất
Theo quy định điểm c khoản 2 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm: hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, các đối tượng chịu thuế bao gồm:
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
- Rượu;
- Bia;
- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 Tàu bay, du thuyền;
- Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;
- Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
- Bài lá;
- Vàng mã, hàng mã.
Theo quy định của khoản 1 Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, hàng tạm nhập tái xuất thuộc trường hợp được hoàn thuế.
Hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?
Căn cứ khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, hàng tạm xuất tái nhập thuộc đối tượng không cần phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp máy móc, vật tư không phải là xe ô tô, mô tô, tàu bay, du thuyền, điều hòa nhiệt độ, xăng các loại được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được tạm nhập tái xuất để thực hiện dự án thì không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp máy móc, vật tư tạm nhập – tái xuất để thực hiện dự án là các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và thuộc diện phải nộp thuế nhập khẩu, xuất khẩu thì thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi tạm nhập khẩu và được xử lý hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp khi tái xuất khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Mời bạn xem thêm
- Xin giấy giám định thương tật ở đâu?
- Chế độ hưởng giám định thương tật
- Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan nhập khẩu (tạm nhập) và xuất trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.
Bước 2: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và thực hiện thông quan hàng hoá.
Bước 3: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu (tái xuất) và xuất trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.
Bước 4: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và thực hiện thông quan hàng hoá.
Theo quy định, hàng hoá tạm nhập, tái xuất được lưu tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn thương nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập tái xuất. Quá thời hạn trên, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu huỷ.