Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập và thực hiện theo quy định của pháp luật. Quan hệ được pháp luật bảo vệ và tôn trọng. Hành vi cản trở ly hôn là hành vi bị ngăn cấm và tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề: Hành vi cản trở ly hôn bị xử lý như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Hành vi cản trở ly hôn là gì
Khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
Cưỡng ép ly hôn là gì
Khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:
“9. Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.”
Như vậy, cưỡng ép ly hôn có thể hiểu là đe doạ, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc có những hành vi khác. Buộc người khác phải ly hôn theo ý muốn của họ.
Ai có quyền yêu cầu ly hôn
- Đối tượng có quyền ly hôn là những người đang có quan hệ hôn nhân với nhau. Theo Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014. Vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Hoặc cả hai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn;
- Cha mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần. Hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Như vậy, không chỉ có vợ hoặc chồng mới có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn, mà trong những trường hợp nêu trên để bảo vệ quyền lợi của bên bị xâm hại, người thân trong gia đình có thể làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề ly hôn.
Trên đây là nội dung tư vấn về ai có quyền yêu cầu ly hôn. Để hiểu thêm về biện pháp xử lý hành vi cản trở ly hôn mời quý bạn đọc cùng đón xem phần tiếp theo.
Điều kiện để được ly hôn đơn phương
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Tòa án sẽ xem xét giải quyết yêu cầu ly hôn của vợ; hoặc chồng nếu xét thấy có một trong các căn cứ sau:
- Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ; chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được.;
- Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;
- Vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức; làm chủ được hành vi; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ; chồng của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng; sức khỏe, tinh thần của họ.
Trong các căn cứ trên, việc “hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài” được hiểu là vợ; chồng không còn yêu thương, chăm sóc nhau; thường xuyên có hành vi đánh đập; xúc phạm đối phương hoặc một trong hai bên có quan hệ ngoại tình…
Như vậy, việc ly hôn đơn phương có thể do vợ hoặc chồng hoặc người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn ngay cả khi có đủ các căn cứ nêu trên.
Trên đây là điều kiện cần thiết khi ly hôn. Hành vi cản trở ly hôn sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Hành vi cản trở ly hôn bị xử lý như thế nào
Hành vi cản trở ly hôn có thể bị xử phạt hành chính. Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:
“ Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi “Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.”
Hành vi cản trở ly hôn ngoài bị phạt hành chính có thể bị xử lý hình sự.
“Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”
Cấu thành hành vi cản trở ly hôn
– Khách thể: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và được pháp luật bảo vệ. Đây là nội dung nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình. Hành vi cản trở ly hôn đã xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
– Mặt khách quan: Người phạm tội là người thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Cưỡng ép người khác ly hôn trái với sự tự nguyện của họ. Là hành vi dùng thủ đoạn khác nhau buộc người khác phải làm theo.
+ Cản trở người khác ly hôn tự nguyện. Đây là hành vi ngăn cấm ly hôn mặc dù họ có đủ điều kiện ly hôn. Hành vi này được thực hiện bằng nhiều cách: hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc thủ đoạn khác.
Tất cả các hành vi cưỡng ép, cản trở ly hôn nếu chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này thì chưa cấu thành tội phạm. Dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính là dấu hiệu bắt buộc của cấ thành tội phạm này. Và cũng là dấu hiệu để phân biệt hành vi phạm tội và hành vi vi phạm.
– Chủ thể: Chủ thể của tội phạm là người đã thành niên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Mặt chủ quan: Tội phạm này thực hiện với lỗi cố ý.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “ Hành vi cản trở ly hôn bị xử lý như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Bước 2: Tòa án xem xét và giải quyết
Bước 3: Ra bản án ly hôn
Đơn xin ly hôn (theo mẫu)
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung; bản sao có chứng thực).
– Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và có tên trong hộ khẩu.