Pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật như là một chủ thể bình đẳng, độc lập với các chủ thể khác, cho nên pháp nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Những quyền, nghĩa vụ dân sự cụ thể, mang tính chủ quan của mỗi pháp nhân phát sinh trên cơ sở năng lực hành vi của mỗi pháp nhân. Vậy hành vi của pháp nhân được thực hiện bởi gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổi ích tới bạn
Hành vi của pháp nhân được thực hiện bởi?
Với tư cách là chủ thể độc lập, bình đẳng với các chủ thể khác trong một quan hệ pháp luật dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là tổng hợp những quyền và nghĩa vụ mang tính khách quan được pháp luật quy định. Những quyền, nghĩa vụ này không được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự mà được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên biệt về loại hình pháp nhân đó và trong quyết định thành lập và Điều lệ của pháp nhân.
Vậy năng lực hành vi của pháp nhân được thực hiện bởi gì? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết.
Năng lực hành vi của pháp nhân được thực hiện bởi?
Những quyền, nghĩa vụ dân sự cụ thể, mang tính chủ quan của mỗi pháp nhân phát sinh trên cơ sở năng lực hành vi của mỗi pháp nhân. Mặc dù Bộ luật dân sự không đề cập tới năng lực hành vi của pháp nhân nhưng được hiểu là năng lực hành vi của pháp nhân do người đại diện thực hiện phát sinh, chấm dứt cùng thời điểm phát sinh, chấm dứt năng lực pháp luật, tức là năng lực hành vi tồn tại tương ứng với năng lực pháp luật. Đây là điểm khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực hành vi của cá nhân không phát sinh đồng thời với năng lực pháp luật mà phụ thuộc vào 2 yếu tố: độ tuổi và khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của từng cá nhân cụ thể.
Như vậy qua phân tích ở trên có thể thấy phát nhân có năng lực hành vi. Năng lực hành vi của pháp nhân được được thể hiện thông qua hành vi của người đại diện. Bộ luật dân sự chỉ quy định về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự. Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi của cá nhân là người đại diện của pháp nhân. Tuy nhiên cũng cần hiểu là hoạt động của pháp nhân còn được thực hiện thông qua hành vi của các thành viên khác của pháp nhân, trong trường hợp này hành vi đó được thực hiện trong khuôn khổ nhiệm vụ được pháp nhân giao.
Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp nhân thương mại phải gánh chịu trước nhà nước, do pháp nhân đó thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà những hành vi này được quy định là tội phạm trong pháp luật hình sự.
Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại, vì lợi ích của pháp nhân thương mại, có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS.
Theo đó, pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi phạm tội thỏa mãn các điều kiện:
Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại
Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại là hành vi của một người hoặc một số người đang thuộc biên chế của tổ chức kinh tế mà theo pháp luật thì tổ chức kinh tế này là pháp nhân thương mại. Nếu họ không phải trong tổ chức kinh tế được công nhận là pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội của họ không phải là hành vi của pháp nhân thương mại.
Tuy nhiên, nếu một người được pháp nhân thương mại ký hợp đồng hay ủy quyền thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân thương mại giao và khi thực hiện họ nhân danh pháp nhân thương mại đã ký hợp đồng hoặc ủy quyền cho họ thì hành vi phạm tội của người này vẫn là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại mà họ ký hợp đồng hoặc được ủy quyền.
Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại
Khi một người hoặc một số người thực hiện hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại giao hoặc ủy quyền đều vì lợi ích của pháp nhân thương mại chứ không vì lợi ích cá nhân của họ. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội họ lại lợi dụng pháp nhân thương mại để thực hiện thêm hành vi vì lợi ích cá nhân thì chỉ hành vi nào vì lợi ích của pháp nhân thương mại mới buộc pháp nhân thương mại phải chịu, còn hành vi nào vượt ra ngoài lợi ích của pháp nhân thương mại mà vì lợi ích cá nhân họ thì họ phải chịu. Có thể nói, đây là một dạng hành vi “vượt quá của người thực hành” trong vụ án mà pháp nhân thương mại phạm tội.
Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại
Hành vi phạm tội của một hoặc một số người phải có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Sự chỉ đạo điều hành là sự chỉ đạo của những người đứng đầu hoặc của một tập thể pháp nhân thương mại như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của công ty.
Sự chỉ đạo, điều hành này cũng tương tự như trường hợp phạm tội có tổ chức mà người tổ chức là người chỉ đạo điều hành mọi hành vi của tất cả các đồng phạm khác. Ngoài sự chỉ đạo, điều hành của những người nhân danh pháp nhân thương mại còn có trường hợp tuy không có sự chỉ đạo, điều hành nhưng lại có sự chấp thuận của những người đứng đầu pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội cũng là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại.
Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Dù là người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội thì bao giờ BLHS sự cũng quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS năm 2015 tùy thuộc vào tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện: 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc xác định thế nào là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều 9 BLHS năm 2015. Điều luật này đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy xác nhận thu nhập để quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022
- Không nộp phạt vi phạm giao thông có bị sao không?
- Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất
- Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu
- Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hành vi của pháp nhân được thực hiện bởi gì?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin xác nhân độc thân; đăng ký nhãn hiệu, quy định tạm ngừng kinh doanh hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Pháp nhân là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân) và các tổ chức khác.
Theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đủ 4 điều kiện sau:
“a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”