Xin chào Luật sư. Tôi có thắc mắc liên quan đến thủ tục đăng ký cư trú, mong được luật sư giải đáp. Cụ thể là bạn đồng nghiệp của tôi có từ Hà Tĩnh đến thành phố Hồ Chí Minh để sinh sống và làm việc. Cô ấy có nhập khẩu vào nhà một người bạn đến nay đã khoảng 6 tháng, sau đó người bạn của đồng nghiệp tôi có bị công an bắt vì lý do làm sổ hộ khẩu giả để thêm cô ấy vào hộ khẩu và có lấy phí của cô ấy là 8 triệu. Tôi thắc mắc rằng trong trường hợp này, hành vi làm sổ hộ khẩu giả phạt bao nhiêu tiền? Liệu người đó có bị phạt tù hay không? Mong được luật sư tư vấn giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những quy định pháp luật về thắc mắc trên cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Sổ hộ khẩu là gì?
Trước khi Luật cư trú năm 2020 có hiệu lực, thì Sổ hộ khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 như sau:
“1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Có thể hiểu sổ hộ khẩu là phương thức được dùng để cơ quan nhà nước quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình. Thông qua Sổ hộ khẩu có thể xác định nơi cư trú hợp pháp của công dân, cụ thể hơn là xác định được nơi thường trú của công dân để quản lý được việc cư trú của công dân tại từng địa điểm cụ thể. Bên cạnh đó, sổ hộ khẩu còn có vai trò xác định thẩm quyền giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến cá nhân công dân.
Hiện nay, theo Luật Cư trú 2020, không còn khái niệm cụ thể về sổ hộ khẩu. Đến hết ngày 31/12/2022 sổ hộ khẩu giấy sẽ không được sử dụng để xác định thông tin cư trú nhân thân của công dân, thay vào đó sẽ quản lý cư trú, quản lý dân cư trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tuy nhiên, thời gian tới đây các thông tin liên quan đến Sổ hộ khẩu vẫn còn được nhiều người quan tâm. Trong đó có vấn đề làm sổ hộ khẩu giả.
Hướng dẫn cách nhận biết sổ hộ khẩu giả nhanh chóng
Kiểm tra con dấu:
Con dấu thể hiện việc chứng thực, công nhận của cơ quan có thẩm quyền. Do vậy, việc kiểm tra con dấu là một trong những cách xác thực sổ hộ khẩu thật hay giả.
Phân biệt con dấu giả hay thật dựa trên các yếu tố sau:
* Màu mực in:
– Con dấu thật: có màu mực in rõ nét
– Con dấu giả: có màu mực in không được rõ nét do mực in kém chất lượng dẫn đến việc khi đóng dấu giả sẽ có màu mực mờ, nhòe, không rõ nét,…
* Các chi tiết in trên dấu:
– Con dấu thật: Các chi tiết của dấu khi in lên giấy sẽ rất đẹp, các chi tiết in lên giấy rõ ràng và không sai lỗi chính tả
– Con dấu giả: Dấu không rõ nét, có khi làm sai chính tả; Quốc huy, quốc hiệu đọng mực, nhạt, mờ nhòe, răng cưa mất chi tiết;…
* Về nét chữ:
– Con dấu thật: nét chữ bao giờ cũng sắc nét
– Con dấu giả: Không sắc nét. Các nét chữ khi in lên giấy thường hơi nhòe, không rõ ràng, các nét trên con dấu giả sẽ không liền với nhau mà đứt quãng, kiểu chữ không đúng với quy chuẩn, bố cục của hình vẽ và các dòng không cân đối, chỗ nét đậm, chỗ nẹt nhạt, chỗ nét to, chỗ nét nhỏ không đều, thường bị mờ hoặc nhòe mực không rõ
Con dấu giả được làm ra ở những cơ sở không uy tín dẫn đến việc con dấu làm ra không được sắc nét, nét chữ có thể bị đứt quãng, không liền mạch.
* Giấy tờ chứng nhận giá trị của con dấu:
– Con dấu thật: Không tẩy xóa
– Con dấu giả: Nếu có dấu hiệu tẩy xóa chứng tỏ đó là giấy tờ giả, các dòng kẻ cũng như chữ trên giấy không rõ ràng là có thể xác định ngay đó là con dấu giả.
Kiểm tra chữ ký:
Chữ ký giả thường được in bằng máy, độ đậm và độ nhạt rất đều hoặc đứt quãng bất thường, không có sự lưu loát. Trong khi đó chữ ký thật đương nhiên phải được ký rõ ràng, đậm và liền mạch
Kiểm tra tẩy xóa, sửa chữa:
Kiểm tra một phần là độ mới, độ cũ của các loại giấy tờ để xem có sự tẩy, xóa hay không. Thường nếu giấy tờ có sự tẩy xóa, thì thường lộ những nhược điểm tại nơi tẩy xóa, giấy có vết hằn và thường mỏng hơn bình thường, và chữ tại chỗ có sự tẩy xóa cũng sẽ dễ bị nhòe màu mực, độ đậm độ nhạt của chữ cũng khác, thậm chí nếu bị tẩy xóa nhiều giấy sẽ bị co lại, mặt giấy có nhiều nếp nhăn.
Kiểm tra phôi giấy:
Phôi giấy là ấn phẩm đặc biệt thường được dùng để in các loại giấy tờ. Với những phôi giấy thật do Nhà nước in thường có đường vân vô cùng sắc nét, dùng kính hiển vi phóng to hơn sẽ dễ nhận biết được với phôi giấy giả với thật
Kiểm tra thông qua việc đến trực tiếp các cơ quan, tổ chức nơi cấp sổ hộ khẩu để xác minh (cụ thể là cơ quan công an): Khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ về giấy tờ sổ hộ khẩu, người dân nên mang sổ hộ khẩu đến trực tiếp cơ quan công an nơi có thẩm quyền cấp sổ hộ khẩu để xác minh trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về các nhân khẩu trong sổ hộ khẩu cũng như hồ sơ cấp sổ hộ khẩu đối với hộ gia đình đó.
Hành vi làm sổ hộ khẩu giả phạt bao nhiêu tiền năm 2023?
Tại khoản 4 và khoản 5 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
b) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
c) Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
d) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 09 người lưu trú trở lên;
đ) Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật;
e) Cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và h khoản 2, các điểm b và c khoản 4 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên thì người quen của đồng nghiệp bạn đã có hành vi làm giả sổ hộ khẩu nên sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra, sổ hộ khẩu giả đấy sẽ bị tịch thu.
Làm giả sổ hộ khẩu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo đó, làm giả sổ hộ khẩu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người làm giả sổ hộ khẩu có thể bị đi tù lên đến 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hợp đồng dân sự có hiệu lực không khi chưa công chứng?
- Các hình thức của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật dân sự
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hành vi làm sổ hộ khẩu giả phạt bao nhiêu tiền năm 2023?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đăng ký bảo hộ logo bắc giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định nếu tẩy xóa mà chỉ vô tình, không cố ý làm sai lệch nội dung hộ khẩu thì không bị phạt. Chỉ khi tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Việc thu hồi sổ hộ khẩu được thực hiện từ ngày 01/7/2021 khi Luật Cư trú có hiệu lực thi hành. Công dân bị thu hồi sổ hộ khẩu khi thực hiện các thủ tục sau:
(1) Đăng ký thường trú;
(2) Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
(3) Tách hộ;
(4) Xóa đăng ký thường trú.
Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội (Căn cứ tại điểm b Khoản 2 Điều 68 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP)