Hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo bị xử phạt như thế nào?

bởi Nguyen Duy
Hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo bị xử phạt như thế nào?

Chào Luật sư X, mới đây, sau nhiều vụ lùm xùm về chùa Thất Tịch Bồng Lai và một số vụ án liên quan đến vi phạm tín ngưỡng, tôn giáo nhầm trục lợi cho bản thân và làm nhiều hành vi bất chính khác. Thì xin hỏi hiện nay pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về các vấn đề tồn giáo? Hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo bị xư rphatj như thế nào? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé nhé.

Căn cứ pháp lý

Tôn giáo là gì?

Khái niệm tôn giáo là một cụm từ không còn xa lạ với nhiều người khi vấn đề tín ngưỡng đang được phổ biến tại nước ta từ xưa đến nay. Tôn giáo theo quy định được hiểu là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

Một số khái niệm liên quan:

  • Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.
  • Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.
  • Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
  • Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
  • Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
  • Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
  • Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.

Phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan

Nếu chỉ xem qua thuật ngữ tín ngưỡng là gì, chắc hẳn nhiều người sẽ thấy tín ngưỡng có nhiều điểm tương đồng với mê tín dị đoan nhưng chúng ta không thể đánh đồng hai khái niệm này với nhau mà phải hiểu rõ, hiểu đúng về tín ngưỡng và mê tín dị đoan.

* Giống nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan

– Đều tin vào những điều mà mắt không thấy, tai không nghe được.

– Đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trên cơ sở những điều mà người ta tin theo và noi theo tấm gương sáng của những đối tượng được tôn thờ trong các loại hình tín ngưỡng và trong mê tín dị đoan.

* Khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan

Khác nhauTín ngưỡngMê tín dị đoan
Mục đíchThể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linhKiếm tiền, trục lợi là chính
Hoạt động chuyên nghiệpHầu hết không ai làm việc chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệpHầu hết là hoạt động bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp, sống dựa vào việc hoạt động mê tín dị đoan
Địa điểm hoạt độngSinh hoạt tín ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng (đình, từ đường, miếu,…)Thường sử dụng không gian nào đó của những cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia. 
Thời gian hoạt độngSinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự (ngày mùng Một, ngày Rằm âm lịch hàng tháng ra đình làm lễ Thánh; hàng năm đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ,…)Hoạt động không định kỳ
Sự công nhận của pháp luậtPháp luật bảo vệ, được xã hội thừa nhậnPháp luật không thừa nhận, xã hội lên án

Lợi dụng tôn giáo để trục lợi là hành vi bị cấm

Hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo bị xử phạt như thế nào?
Hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo bị xử phạt như thế nào?

Tại Việt Nam, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các tôn giáo đã và đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. 

Tuy nhiên, bên cạnh những tín đồ chân chính tu hành đúng giáo lý, có không ít người đã lợi dụng tôn giáo để thực hiện những hành vi trái đời, ngược đạo để trục lợi.

Theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi là một những hành vi bị cấm.

Do đó, pháp luật sẽ xử lý nghiêm các hành vi liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng nhằm trục lợi, đem về lợi ích vật chất không chính đáng cho cá nhân.

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi lợi dụng tôn giáo để trục lợi thì bị xử phạt như thế nào?

Nếu lợi dụng tôn giáo như một thủ đoạn gian dối nhằm trục lợi, chiếm đoạt tài sản của người khác để sử dụng vào mục đích không chính đáng, người thực hiện có thể bị xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

  1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định trên, nếu sử lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi, chiếm đoạt tài sản của người khác từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu nhưng thuộc các trường hợp đặc biệt nêu trên, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một trong những hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tịch thu tài sản.

Nếu hành vi chưa đến mức xử lý hình sự, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 01 – 02 triệu đồng theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, trường hợp lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng xâm phạm quyền và lợi ích Nhà nước hay lợi ích của tổ chức, cá nhân khác, người vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Cụ thể, việc lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Với Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

  1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Như vậy, nếu bị truy cứu về tội này, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 07 năm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo bị xử phạt như thế nào? “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ công chứng giấy tờ tại nhà; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng?

Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

Quyền tự do tôn giáo là gì?

– Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
– Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.
– Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
– Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
– Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Tổ chức tôn giáo là gì?

Theo khoản 12 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm