Khi nào phải bật xi nhan cho đúng khi tham gia lưu thông?

bởi Nguyen Duy
Khi nào phải bật xi nhan cho đúng khi tham gia lưu thông?

Chào Luật sư X, vài hôm trước khi di chuyển sắp tới vòng xuyết tầm 1 mét thì tôi bật xi nhan báo hiệu sang trái thì phương tiện lái phía sau không phản ứng kịp nên va vào tôi. Người lái xe này bảo tôi xi nhan như vậy là sai vì bật quá chậm kiến người phía sau không phản ứng kịp. Vậy khi nào phải bật xi nhan cho đúng khi tham gia lưu thông? Xin được tư vấn.

Chào bạn, xi nhan là một tín hiệu qua trọng giúp người lưu thông phía sau biết được hướng rẽ của bạn, tránh gây tai nạn. Vì thế khi tham gia lưu thông bạn cần phải biết cách bật xi nhan thế nào cho đúng. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Các trường hợp phải bật xi nhan bắt buộc?

Trước khi Nghị định 100 ra đời, Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng đã quy định một số trường hợp lái xe phải sử dụng tín hiệu báo như khi chuyển làn đường; vượt xe; chuyển hướng xe; lùi xe; dừng xe, đỗ xe.

Như vậy, trong các trường hợp sau, lái xe bắt buộc phải bật xi nhan nếu không muốn bị “tuýt còi”:

  • Chuyển làn đường;
  • Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).

Riêng với ô tô, trường hợp lùi xe, dừng xe, đỗ xe cũng là những trường hợp bắt buộc phải bật xi nhan. Tài xế điều khiển ô tô nên lưu ý điều này.

Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Cục Cảnh sát giao thông, tài xế nên bật đèn xi nhan để báo hiệu cho phương tiện khác khi:

  • Khi đi qua vòng xuyến;
  • Khi đi theo đường cong;
  • Khi lùi vào ngõ;
  • Khi đi qua ngã ba chữ Y.

Những trường hợp này, người điều khiển phương tiện bật xi nhan sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác. Nếu không bật cũng không bị xử phạt. 

Ngoài ra, trong quá trình tham gia giao thông để đảm bảo an toàn, Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị nên bật đèn xi nhan trong các trường hợp sau:

Khi đi qua vòng xuyến: Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” – khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi nhan phải.

Khi đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.

Trường hợp thấy an toàn, không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại, không bắt buộc phải bật đèn tín hiệu.

Khi lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển.

Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan.

Hướng dẫn cách sử dụng đèn xi nhan ở những đoạn đường đặc biệt

Khi nào phải bật xi nhan cho đúng khi tham gia lưu thông?
Khi nào phải bật xi nhan cho đúng khi tham gia lưu thông?
  • Cách bật đèn xi nhan khi đi qua vòng xuyến: Tiến hành bật đèn xi nhan theo quy tắc là “vào trái và ra phải”. Tức là khi xe đi vào vòng xuyến thì bạn bật xi nhan trái và khi đi ra khỏi vòng xuyến thì bật xi nhan phải.
  • Cách bật đèn xi nhan theo đường cong: Khi xe đi vào đường cong mà không phải là ngã rẽ hay chuyển hướng, chuyển làn thì người điều khiển xe nên bật đèn xi nhan báo rẽ.
  • Trường hợp xe lùi vào ngõ: Người lái xe nên bật xi nhan để báo hiệu vì tầm quan sát bị hạn chế, rất khó để điều chỉnh hướng xe. Đồng thời bạn cũng cần tạo thuận lợi cho những phương tiện giao thông khác di chuyển.
  • Khi đi qua ngã ba chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ, bạn cần bật đèn xi nhan bình thường. Trường hợp tại ngã rẽ không có biển báo mà chỉ yêu cầu đi thẳng theo nhánh đường phía bên phải từ chân chữ Y đi lên thì xe không cần bật xi nhan. 
  • Cách bật đèn xi nhan đi qua ngã 3 chữ T: Nếu xe rẽ phải hoặc trái thì bạn phải bật xi nhan trước khi rẽ. Nếu xe đi thẳng theo đỉnh chữ T thì không cần, vì xe không chuyển hướng mà vẫn đang đi thẳng. 
  • Hướng dẫn cách sử dụng đèn xi nhan khi đi vào chỗ ghép xe (khi đỗ song song): Nên bật đèn xi nhan bên phía của xe sẽ lùi vào để những người đi đường khác nhận biết hướng để tránh hoặc nhường đường. 

Bật xi nhan trước bao nhiêu mét?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể phải bật xi nhan trước bao nhiêu mét. Tuy nhiên theo Giáo trình đào tạo lái xe ô tô (xuất bản năm 2011) có hướng dẫn người lái xe ô tô phải bật tín hiệu báo rẽ trước 25 – 30m và sau khi rẽ xong, duy trì thêm 5 – 10m rồi mới tắt xi nhan.

Điều này sẽ cảnh báo những xe khác biết khi nào xe chuẩn bị chuyển hướng và lúc nào đã chuyển hướng xong.

Vậy cần bật và tắt xi nhan bao lâu?

Rất tiếc là luật chưa quy định khoảng cách bắt buộc phải bật đèn xi nhan trước khi cho xe chuyển hướng, và cũng không quy định phải duy trì bật đèn đến khi nào hay sau bao lâu thì tắt. Do đó, đành vận dụng theo nguyên tắc đảm bảo an toàn, tôn trọng người xung quanh mà thôi.

Bật xi nhan sớm quá hoặc tắt muộn quá cũng đều không nên, vì sẽ gây khó hiểu cho xe khác xung quanh, để người phía sau nhận định được hướng di chuyển của xe trước, giảm tránh tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông nên bật xi nhan trước khoảng 25 – 30m và sau khi rẽ, duy trì thêm 5 – 10m.

Mức phạt đối với các trường hợp không bật xi nhan

Đèn xi nhan là một loại đèn báo hiệu xin đường của các phương tiện giao thông. Việc sử dụng đèn xi nhan đúng cách, đúng lúc không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho người lái xe, hạn chế va chạm mà còn giúp người lái xe tránh bị xử phạt.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người lái xe không có tín hiệu báo (xi nhan) trong những trường hợp sau sẽ bị xử phạt:

Phương tiệnLỗiMức phạtCăn cứ
Xe máyChuyển làn đường không có tín hiệu báo trước100.000 – 200.000 đồngĐiểm i khoản 1 Điều 6
Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)400.000 – 600.000 đồngĐiểm a khoản 3 Điều 6
Xe ô tôDừng, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết300.000 – 400.000 đồngĐiểm d khoản 1 Điều 5
Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước400.000 – 600.000 đồngĐiểm a khoản 2 Điều 5
Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)800.000 – 01 triệu đồngĐiểm c khoản 3 Điều 5
Lùi xe không có tín hiệu báo trước800.000 – 01 triệu đồngĐiểm o khoản 3 Điều 5
Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc04 – 06 triệu đồngTước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 thángĐiểm g khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5
Máy kéo, xe máy chuyên dùngLùi xe không có tín hiệu báo trước300.000 – 400.000 đồng Điểm b khoản 2 Điều 7
Dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo trước300.000 – 400.000 đồng Điểm g khoản 2 Điều 7
Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc800.000 – 01 triệu đồngTước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng giao thông đường bộ 01 – 03 thángĐiểm d khoản 4 và điểm a khoản 10 Điều 7

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Khi nào phải bật xi nhan cho đúng khi tham gia lưu thông? “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định xin xác nhận tình trạng hôn nhân; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Xi nhan trái, rẽ phải có bị phạt không?

Trên thực tế, nhiều trường hợp người bật xi nhan bên phải nhưng lại rẽ trái, hoặc ngược lại, làm cho những phương tiện lưu thông phía sau khó lường trước được nên dễ dẫn đến tai nạn giao thông.
Theo Điều 5 và Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với người điều khiển xe máy; từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng với người điều khiển xe ô tô có hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).

Cách sử dụng đèn xi nhan khi đi qua vòng xuyến

Cách bật đèn xi nhan khi đi qua vòng xuyến: Tiến hành bật đèn xi nhan theo quy tắc là “vào trái và ra phải”. Tức là khi xe đi vào vòng xuyến thì bạn bật xi nhan trái và khi đi ra khỏi vòng xuyến thì bật xi nhan phải.

Cách sử dụng đèn xi nhan khi xe lùi vào ngõ

Người lái xe nên bật xi nhan để báo hiệu vì tầm quan sát bị hạn chế, rất khó để điều chỉnh hướng xe. Đồng thời bạn cũng cần tạo thuận lợi cho những phương tiện giao thông khác di chuyển.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm