Xin chào Luật sư. Hiện nay vợ chồng chúng tôi bắt đầu xảy ra nhiều mâu thuẫn. Và vợ tôi bắt đầu có những dấu hiệu lạ. Tôi nghi ngờ rằng là vợ tôi đang ngoại tình với một người bạn cũ của tôi. Tôi đang cảm thấy bực bội và bối rối rất nhiều không biết làm thế nào? Tôi không được ăn học đến nơi đến chốn nên không biết nên làm thế nào và cũng không biết gì về luật. Nên tôi có thắc mắc rằng cách xác định ngoại tình ra sao? Hành vi ngoại tình có vi phạm pháp luật không?
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết “Hành vi ngoại tình có vi phạm pháp luật” dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
Ngoại tình được hiểu là gì? Xác định ngoại tình ra sao?
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là hợp pháp, vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau. Tuy nhiên hiện nay có một số người vợ, chồng dù đã kết hôn nhưng có hành vi quan hệ lén lút với người khác, thậm chí là chung sống như vợ chồng với một người khác thì đây được xem là hành vi ngoại tình.
Ngoại tình là từ ngữ dùng để đề cập đến việc một người đã kết hôn có hành vi tình dục với người khác không phải là người vợ, chồng hợp pháp của họ.
Hành vi ngoại tình được xem là vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là một trong các hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ Chế độ hôn nhân và gia đình.
Hiện nay, việc chứng minh ngoại tình để xác định đối phương đã vi phạm chế độ một vợ một chồng rất khó.
Hành vi phải được thể hiện rõ như có con chung với nhau hoặc được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung, đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ ngoài vợ ngoài chồng này mới được coi là ngoại tình mà vi phạm chế độ một vợ một chồng.
Hành vi ngoại tình có vi phạm pháp luật không?
Như đã nêu ở trên ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật. Mà đã vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý. Pháp luật Việt Nam luôn quy định các hành vi vi phạm sẽ đi kèm theo các chế tài xử lý và hành vi ngoại tình cũng vậy. Tùy theo mức độ, nặng nhẹ mà sẽ có các hình thức xử lý khác nhau:
Ngoại tình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể theo quy định tại điều 59 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP hướng dẫn xử phạt hành chính đối với trường hợp ngoại tình như sau:
“Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ”.
Theo quy định này, có thể hiểu chỉ cần có hành vi ngoại tình mà bị phát hiện và cung cấp đầy đủ bằng chứng, tài liệu chứng minh thì người vi phạm có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 5 triệu đồng. Trước đây, quy định của pháp luật về vấn đề xử phạt này còn khá nhẹ tay với mức chỉ từ 1 – 3 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay mức phạt đã tăng lên gần như gấp đôi, nhằm thể hiện sự dăn đe của nhà nước trong vấn đề này.
Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính cũng không thể làm cho các đối tượng có điều kiện kinh tế lo sợ, vì vậy pháp luật đã có quy định rằng ngoại tình cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng, cụ thể căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 182 Bộ luật hình sự 2015:
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1.Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy, nếu một người ngoại tình tức là chung sống với nhau như vợ chồng với một người khác dẫn đến các hậu quả như làm cho người vợ hoặc chồng đang chung sống phải đưa ra quyết định ly hôn hoặc thậm chí họ tự sát hoặc là khi đã bị xử phạt một lần rồi nhưng vẫn tiếp tục vi phạm và duy trì mối quan hệ bất chính đó thì người ngoại tình có thể lãnh mức án cao nhất lên tới 03 năm tù giam.
“Cái giá phải trả” cho việc ngoại tình chưa bao giờ là “rẻ”, có người thì mất vợ/ chồng, con cái, gia đình; có người thì mất cả công việc và danh dự, uy tín của mình bởi xã hội này dù có “ thoáng” đến đâu thì cũng chưa công nhận việc ngoại tình, sức ép của dư luận, sự đánh giá, lên án của xã hội khiến cho những người ngoại tình mất nhiều hơn được; kèm theo đó là sự đối mặt với án tù giam theo quy định của pháp luật.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm các hành vi cấm sau:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Yêu sách của cải trong kết hôn;
– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
– Bạo lực gia đình;
– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Tội ngoại tình với người có gia đình xử phạt như thế nào năm 2023?
- Năm 2023 khi ngoại tình có đi tù không?
- Ngoại tình có vi phạm Luật hôn nhân gia đình hay không?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hành vi ngoại tình có vi phạm pháp luật” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mẫu giấy xác nhận nhân thân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bằng chứng ngoại tình là những chứng cứ chứng minh việc ngoại tình của vợ hoặc chồng hoặc cả 2 người. Tuy nhiên không phải mọi bằng chứng ngoại tình được xem là bằng chứng, chỉ những chứng cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ được thu thập theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, phải là những gì có thật, những bằng chứng giả tạo, không có thật sẽ bị bác bỏ và có thể bị phạt nếu giao nộp trước Tòa.
Hiện nay, không có một khái niệm nào về ngoại tình, tất cả mối quan hệ phát sinh tình cảm với một người đã có gia đình cụ thể là người đó đang trong quan hệ hôn nhân hợp pháp, có giấy đăng ký kết hôn thì được cho là ngoại tình. Pháp luật chỉ công nhận hôn nhân theo nguyên tắc một vợ một chồng. Ngoại tình là từ ngữ dùng để đề cập đến việc một người đã kết hôn có hành vi tình dục với người khác không phải là người vợ, chồng hợp pháp của họ.
Các chứng cứ ngoại tình thu thập được phải đảm bảo tuân theo luật tố tụng hình sự, hợp pháp. Bên cạnh đó, chúng phải có tính chất chân thực, chính xác, không bị dựng chuyện.