Hành vi xâm hại trẻ em bị truy cứu trách nhiệm hình sự không năm 2022?

bởi Thanh Tri
Hành vi xâm hại trẻ em bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Mọi hành vi gây tổn hại đến thân thể, tinh thần, danh dự và nhân phẩm của trẻ em, dù thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào, sẽ bị pháp luật nghiêm trị. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và cần được chăm sóc trong xã hội, vì vậy Nhà nước có các quy định mang tính răn đe cao hơn để bảo vệ đối tượng khỏi các hành vi làm ảnh hưởng, tâm lý, xâm phạm về thể chất, xâm hại, tình cảm, danh dự, nhân phẩm. Vậy xâm hại trẻ em là gì? Hành vi xâm hại trẻ em bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tại bài viết dưới đây, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “ Hành vi xâm hại trẻ em bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?”. Hi vọng bài viết mang đến bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.

Căn cứ pháp lý

Xâm hại trẻ em là gì?

Xâm hại trẻ em là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động) có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ.
Hàng ngày, trên thế giới có hàng triệu trẻ em bị xâm hại dưới các hình thức khác nhau. Xâm hại trẻ em xảy ra ở mọi quốc gia.
Các hình thức xâm hại:
Có bốn hình thức chính của xâm hại trẻ em. Trẻ em thường bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau, trong cùng một thời điểm.

  • Thể chất;
  • Tình dục;
  • Tinh thần;
  • Xao nhãng.

Ảnh hưởng của xâm hại trẻ em
Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể chất và tâm lý đối với nạn nhân trẻ em. Những hậu quả của xâm hại trẻ em cũng ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em không bao giờ có lỗi trong việc bị xâm hại, ngay cả khi việc này làm ảnh hưởng tới gia đình và cộng đồng.
Xâm hại tình dục trẻ em hiện đang là một vấn đề đáng lo ngại đối với đại bộ phận những người làm cha làm mẹ có con nhỏ. Gần đây xuất hiện rất nhiều vụ việc liên quan đến hành vi xâm hại tình dục đối với những bé gái nhỏ. Những kẻ biến thái đã lợi dụng sự ngây thơ, khờ dại của các bé để thực hiện hành vi đồi bại, gây ảnh hưởng rất xấu đến đời sống tinh thần của các cháu.
Xâm hại tình dục trẻ em thể hiện qua các hành vi như:

Hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em… Các tội phạm này đều có đặc điểm chung là xâm phạm đến sức khỏe, sự phát triển bình thường về sinh lý, thể chất, danh dự, phẩm giá, đồng thời xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em. Trong nhiều trường hợp, xâm hại tình dục trẻ em còn gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội. Nhiều vụ việc đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khiến trẻ em giảm sút sức khỏe, suy nhược thần kinh, hoảng sợ, bỏ học… ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý một cách bình thường của trẻ.
Trong từng trường hợp phạm tội, tùy thuộc vào hành vi phạm tội cụ thể, tương ứng với mỗi tội danh mà Bộ luật Hình sự nước ta quy định mức hình phạt khác nhau: thấp nhất từ 6 tháng đến 3 năm tù (tội dâm ô với trẻ em – Điều 116), cao nhất có thể lên đến tù chung thân (tội cưỡng dâm trẻ em – Điều 114) hoặc tử hình (tội hiếp dâm trẻ em – Điều 112).
Để đấu tranh phòng ngừa và hạn chế loại tội phạm này một cách hiệu quả, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Người lớn cũng cần trang bị cho trẻ kiến thức và ý thức tự bảo vệ mình.

Các hành vi xâm hại trẻ em

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật trẻ em 2016 thì xâm hại trẻ em được hiểu là:

Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.

  • Có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.Tước đoạt quyền sống của trẻ em;
  • Hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.
  • Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
  • Hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
Hành vi xâm hại trẻ em bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi xâm hại trẻ em bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Cụ thể hoá thành một số hành vi như sau:

  • Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em
  • Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em
  • Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn
  • Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
  • Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
  • Công bố, Tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
  • Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em….

Hành vi xâm hại trẻ em bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tùy theo mức độ, tính chất nghiêm trọng và hậu quả mà người có hành vi xâm hại trẻ em có thể bị :
Xử phạt hành chính
Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (VD: Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu mức án cao nhất là chung thân hoặc tử hình theo bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)
Đối với xử phạt hành chính
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, người thực hiện một trong các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:

  • Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;
  • Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
  • Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
  • Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;
  • Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.
    Bên cạnh việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi còn phải chịu thêm về chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.

Đối với xử lý hình sự

Trẻ em cũng như các cá nhân được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự trong các tội danh trong chương XIV bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Trong đó, các tội phạm thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em bị trừng trị trong những điều luật riêng như:
Điều 142 – Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi;
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
  • Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi…
    Điều 144 – Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
    Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm….
    Điều 145 – Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi;
    Điều 146 – Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi;
    Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…
    Điều 147 – Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
    Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
    Các điều luật trên nhằm cụ thể hóa độ tuổi của bị hại, giúp tăng cường sự bảo vệ cho đối tượng là trẻ em trước các hành vi xâm hại tình dục đang là vấn nạn (tệ nạn xã hội) lớn hiện nay.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Hành vi xâm hại trẻ em bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký logo, giải thể doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, tra mã số thuế cá nhân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, giá đền bù đất, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm bị phạt thế nào?

Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147) khung hình phạt cho tội phạm này mức án từ 06 đến 12 năm nếu có thêm các tình tiết tăng nặng. Hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Hành vi bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Luật Trẻ em 2016 thì bạo lực đối với trẻ em là một trong số các hành vi bị cấm. Do đó, hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Tuỳ vào từng mức độ vi phạm mà hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý vi phạm đối với hành vi bóc lột trẻ em theo quy định ra sao?

Trước hết ở mức độ vi phạm nhẹ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính
Vi phạm ở mức độ nặng hơn sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015:
“Người nào sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều trẻ em;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm