Nhổ răng khôn khiến bệnh nhân tử vong sẽ bị xử phạt ra sao quy định 2022?

bởi Sao Mai
Nhổ răng khôn khiến bệnh nhân tử vong sẽ bị xử phạt ra sao?

Chào Luật sư, dạo gần đây tôi có nghe tin ột thanh niên 35 tuổi tại Cần Thơ đã tử vong sau khi nhổ răng khôn. Sắp tới tôi có một cái răng khôn bác sĩ có chỉ định phải nhổ nên tôi rất lo lắng. Vậy nhổ răng khôn có gây chết người thật không? Theo quy định của pháp luật nhổ răng khôn khiến bệnh nhân tử vong thì bác sĩ sẽ bị xử phạt ra sao?

Cùng Luật sư X tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

Nhổ răng khôn có gây chết người không?

Việc nhổ răng có nguy hiểm không, có làm giảm tuổi thọ không còn tùy thuộc vào địa chỉ nha khoa thực hiện. Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện nhổ răng tại trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Hiện nay việc nhổ răng khôn dẫn đến chết người là rất ít, tuy nhiên không phải là không có. Đa số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chết người là do trong quá trình gây mê người bệnh tăng thân nhiệt ác tính – biến chứng gặp phải khi gây mê.

Ngoài ra trong vụ việc anh thanh niên 35 tuổi tại Thành phố Cần Thơ chết sau khi nhổ răng khôn. Theo khám nghiệm thì anh này chết do bệnh lý về tim mạch và nhiễm trùng máu. Một phần cũng lỗi do phòng khám trước đây anh này từng đến đây nhổ 2 răng khôn khác và cũng đo huyết áp xét nghiệm tim bình thường. Vì là bệnh nhân cũ nên các bác sĩ ở đây đinh ninh không đo lại. Lần này lại khác, răng anh rất khó nhổ, do cắm sâu vào răng, có thể do anh mới bị tim mạch không phát hiện được, việc anh ăn thịt gà và uống rượu mà không khai rõ với bác sĩ có thể làm sưng răng biến chứng dẫn đến nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong. Do đó khi nhổ răng cần khai báo cụ thể rõ ràng bệnh lý hay hạn chế những thói quen sinh hoạt không lành mạnh và kiêng cữ những loại thức ăn sinh mũ đối với vết thương hở để tránh nhiễm trùng gây ra tình trạng đáng tiếc như thế này.

Nhổ răng khôn khiến bệnh nhân tử vong sẽ bị xử phạt ra sao?
Nhổ răng khôn khiến bệnh nhân tử vong sẽ bị xử phạt ra sao?

Nhổ răng khôn khiến bệnh nhân tử vong sẽ bị xử phạt ra sao?

Trường hợp 1 :

Nếu Bác sỹ điều trị không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Răng Hàm Mặt được qui định tại Quyết định số 3207/QĐ-BYT ngày 29/8/2013 là nguyên nhân dẫn tới bệnh nhân tử vong thì sẽ phải chịu trách nhiệm về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 315 Bộ luật hình sự 2015.

Cụ thể:

Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác

Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Làm chết 02 người;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 50.000.000 đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghê, làm công việc từ 01 đến 05 năm

Trường hợp 2:

Nếu có căn cứ xác định, Bác sỹ đã thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật khám, chữa bệnh Răng Hàm Mặt và bệnh nhân tử vong là rủi ro trong y khoa thì Bác sỹ điều trị không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ngoài phạt tù thì bác sĩ phải bồi thường những khoản nào?

Bác sĩ thực hiện sai quy trình chẩn đoán bệnh dẫn tới việc nhổ răng khôn rơi vào tình trạng nguy hiểm

Theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Bác sĩ bồi thường trong trường hợp sức khỏe của bệnh nhân bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Bác sĩ thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Răng Hàm Mặt nhổ răng khôn khiến nạn nhân tử vong

Căn cứ Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Bác sĩ chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của bệnh nhân bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bệnh nhân, nếu không có những người này thì người mà bệnh nhân đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng bệnh được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Bệnh viện, Phòng khám Nha Khoa có phải chịu trách nhiệm khi bác sĩ đang làm việc tại cơ sở đó khiến nạn nhân tử vong?

Bác sỹ điều trị làm việc tại Bệnh viện hay Phòng khám Nha khoa thì khi hậu quả xảy thì Bệnh viện, Phòng khám phải có trách nhiệm bồi thường cho bệnh nhân theo qui định tại các Điều 590, 597 Bộ luật dân sự 2015.

Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nhổ răng khôn khiến bệnh nhân tử vong sẽ bị xử phạt ra sao?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến các mức xử phạt hình sự, hành chính, dân sự hay vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, giấy khai sinh có thể sửa đổi quốc tịch không… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cách phòng tránh biến chứng do nhổ răng khôn như thế nào?

– Để tránh các rủi ro, bạn nên đăng ký tiểu phẫu này ở các bệnh viện lớn, uy tín, được nhiều người phản hồi tốt.  
– Bạn cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ. Từ việc khai đầy đủ thông tin sức khỏe, thuốc đang sử dụng với bác sĩ, chuẩn bị tâm lý trong lúc nhổ đến chăm sóc hậu phẫu, những điều cần kiêng để vết thương mau lành.
– Sau nhổ răng khôn không nên chủ quan. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Cụ thể như: đau nhức liên tục trong 24 giờ, chảy máu tươi, người run, khó chịu, ngất xỉu..

Phòng khám Nha khoa cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động bị phạt như thế nào?

Căn cứ Khoản 6 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì đối với trường hợp trên sẽ bị phạt từ 40.000.000 đến 50.000.000 ngoài ra buộc đình chỉ hoạt động cơ sở căn cứ điểm c Khoản 7 Điều 39 Nghị định này

Phòng khám Nha khoa không ghi sổ y bạ để cấp cho người bệnh điều trị bị phạt ra sao?

Theo điểm b Khoản 1 Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP  Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng “Không ghi sổ y bạ hoặc sổ y bạ cấp cho người bệnh điều trị ngoại trú không ghi rõ, đầy đủ thông tin cá nhân của người bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơn thuốc theo quy định và thời gian khám lại” kèm hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với bác sĩ nha khoa trực tiếp điều trị bệnh nhân tại phòng khám.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm