Xin chào luật sư. Tôi vừa bị anh hàng xóm phá vỡ tivi do xung đột cá nhân. Hành vi của anh ta có được coi là hành vi xâm phạm tài sản của người khác hay không? Hành vi phá hoại tài sản của người khác bị xử lý như thế nào? Hành vi xâm phạm tài sản của người khác sẽ bị xử lý như thế nào? Pháp luật hiện nay quy định về vấn đề này ra sao? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hành vi xâm phạm tài sản của người khác sẽ bị xử lý như thế nào?
Hành vi xâm phạm đến tài sản người khác tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính sẽ ở mức độ nhẹ, chủ yếu mang tính chất răn đe, cảnh cáo để ngăn ngừa hành vi này. Trường hợp mức độ vi phạm năng hơn sẽ xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về các tội xâm phạm tài sản của người khác như trộm cắp tài sản; cưới giật tài sản; tội hủy hoại; hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản và các tội phạm khác được quy định trong bộ luật này.
Bên cạnh những quy định rất nghiêm minh của pháp luật để xử lý những tội phạm về xâm phạm quyền sở hữu thì điều quan trọng hơn cả để giảm thiểu thiệt hại vẫn là ý thức tự bảo vệ tài sản của chủ sở hữu. Bởi lẽ, khi chủ sở hữu nâng cao cảnh giác trong quá trình khai thác sử dụng tài sản thì tội phạm sẽ khó có kẽ hở để phục vụ cho hành vi phạm tội của mình. Dưới đây chúng tôi cũng đã liệt kê một số mức phạt đối với hành vi xâm phạm tài sản của người khác.
Mức phạt với hành vi trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể mức xử phạt quy định như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm họăc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau tại Bộ luật Hình sự mà chưa bị xóa án tích: Điều 168 (tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 174 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Tài sản là di vật, cổ vật.
– Phạt tù từ 02 đến 07 năm khi phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong các trường hợp sau:
- Phạm tội có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Hành hung để tẩu thoát;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 07 đến 15 năm khi phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong 02 trường hợp sau:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm khi:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
- Hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.
Mức phạt hành vi hủy loại tài sản của người khác
Tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định các hình phạt chính áp dụng với Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Cụ thể mức xử phạt quy định như sau:
– Phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm:
Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 02 – dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định.
– Phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Có tổ chức;
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50 – dưới 200 triệu đồng;
- Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia;
- Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
- Để che giấu tội phạm khác;
- Vì lý do công vụ của người bị hại;
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 02 – dưới 50 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 05 – 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 – dưới 500 triệu đồng;
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50. – dưới 200 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
– Phạt tù từ 10 – 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 – dưới 500 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Có thể bạn quan tâm
- Cướp tài sản có tổ chức bị xử lý như thế nào?
- Chuyển hóa tội trộm cắp tài sản thành tội cướp tài sản
- Phân biệt tội danh: Trộm cắp, Cướp và Cướp giật tài sản
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hành vi xâm phạm tài sản của người khác sẽ bị xử lý như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng của hành vi xâm phạm tài sản là tài sản – đối tượng vật chất nhờ đó có sự tồn tại quan hệ sở hữu. Tài sản, theo BLDS Việt Nam bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (ĐIều 105 Bộ luật Dân sự).
Mọi hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản đều có thể áp dụng với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Riêng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, chỉ phải chịu hình phạt tù đối với tội trộm cắp tài sản trên 200 triệu; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh hoặc lợi dụng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để trộm cắp tài sản.
Những hình thức thể hiện của hành vi khách quan xâm phạm tài sản có thể là:
– Hành vi chiếm đoạt
– Hành vi chiếm giữ trái phép
– Hành vi sử dụng trái phép
– Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất mát, làm lãng phí tài sản.