Giải quyết hậu quả trong trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng

bởi
Hậu quả sống chung như vợ chồng giải quyết thế nào?

Hậu quả trong trường hợp sống chung như vợ chồng đang là một trong những vấn đề nhận được nhiều quan tâm khi mà sống chung đang là sự lựa chọn của nhiều người trẻ hiện nay. Vậy pháp luật quy định về trường hợp này như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

1.Quy định pháp luật về sống chung như vợ chồng

Việc chung sống như vợ chồng được quy định là nam, nữ tổ chức sống chung và coi nhau là vợ chồng theo khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Do chỉ xác lập mối quan hệ sống chung và không đăng ký kết hôn theo luật nên trường hợp này sẽ không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo pháp luật quy định, tại khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có ghi rõ:

 Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Nên khi giải quyết hậu quả trong trường hợp sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ được xác định đối với các quyền và nghĩa vụ đối với con, tài sản và các quan hệ phát sinh trong thời kỳ sống chung

2. Giải quyết hậu quả trong trường hợp sống chung như vợ chồng

2.1. Đối với con

Tại Điều 15 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải quyết hậu quả đối với con của nam, nữ chung sống như vợ chồng như sau:

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”.

Như vậy, việc giải quyết hậu quả trong trường hợp sống chung như vợ chồng về con cái sẽ được áp dụng chung đối với các quy định trong trường hợp nam, nữ đã kết hôn. Bên cạnh đó, hai bên nam, nữ có con trong thời kỳ sống chung mà không đăng ký kết hôn phải đảm bảo đầy đủ các quyền lợi hợp pháp cho con sau khi chấm dứt việc sống chung với nhau.

2.2. Đối với tài sản

2.2.1. Chia tài sản theo thỏa thuận

Phân chia tài sản đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định chi tiết tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là:

giải quyết theo thỏa thuận của các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đồng thời, Điều 16 cũng quy định việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ sống chung phải đảm bảo lợi ích cho người phụ nữ, con cái và công việc để họ duy trì đời sống.

Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Như vậy, việc chia tài sản trong trường hợp này sẽ do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Trong các trường hợp phát sinh, pháp luật luôn ưu tiên sự thỏa thuận khi phân chia tài sản, đặc biệt là đối với việc giải quyết hậu quả trong trường hợp sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nhưng việc thỏa thuận vẫn phải đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên.

2.2.2. Chia tài sản không có thỏa thuận

Nếu việc giải quyết hậu quả trong trường hợp sống chung như vợ chồng mà hai bên không có thỏa thuận thì hai bên sẽ áp dụng quy định theo Điều 219 của Bộ luật dân sự 2015 như sau:

1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Có thể hiểu rằng, nếu tài sản được hình thành trong thời kỳ sống chung của hai bên có thể phân chia thì các bên đều có quyền yêu cầu giải quyết hậu quả trong trường hợp sống chung như vợ chồng đối với việc chia tài sản chung đó; và nếu một trong hai bên có nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba mà một trong hai bên không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán, thì bên thứ ba có thể tham gia vào việc chia tài sản chung.

Hy vọng bài viết trên góp phần giúp các bạn tham khảo và hiểu thêm và vấn đề này!

Câu hỏi thường gặp?

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Chung sống như vợ chồng có bị pháp luật cấm không?” answer-0=”Không. Pháp luật không cấm việc chung sống như vợ chồng. Đây là quyền của mỗi người.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Tôi tự thỏa thuận với người yêu để chia tài sản mà không làm ở cơ quan nhà nước nào có được không?” answer-1=”Hoàn toàn được. Các bạn có thể tự thỏa thuận chia tài sản. Việc nhờ cơ quan có thẩm quyền là tòa án giải quyết chỉ trong trường hợp các bạn không thể tự thỏa thuận” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Tôi có thể nhờ tòa án chia tài sản mà không cần chia con chung được không?” answer-2=”Hoàn toàn được. Nếu bạn đã thỏa thuận được về quyền nuôi con, bạn không cần nhờ tòa án giải quyết mà chỉ cần nhờ tòa giải quyết về chia tài sản chung.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm