Hiến đất làm đường để tách thửa được quy định như thế nào?

bởi QuachThiNgocAnh
Hiến đất làm đường để tách thửa được quy định như thế nào?

Hiến đất làm đường là một trong những việc làm vô cùng có ý nghĩa của người sử dụng đất với công đồng dân cư khi có thêm diện tích để sử dụng làm đường đi chung. Tuy nhiên khi hiến đất thì một số chủ thể đồng thời muốn tách thửa đối với phần đất của mình để chỉ hiến một phần đất, phần còn lại giữ để sử dụng. Vậy lúc này việc hiến đất và tách thửa sẽ được thực hiện như thế nào? Điều kiện để được tách thửa đất là gì? Việc tách thửa có cần đảm bảo diện tích tối thiểu? Nếu không đủ diện tích liệu có được xem xét tách thửa do đã hiến đất làm đường không? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Hiến đất làm đường để tách thửa được quy định như thế nào?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Hiến đất là gì?

Hiện nay quy định pháp luật hiện hành không giải thích “hiến đất” là gì. Theo từ điển tiếng Việt, hiến đất được hiểu là cho tài sản của mình một cách tự nguyện, không bắt buộc cho người khác. Do vậy, việc hiến đất chính là người sử dụng đất tự nguyện tặng cho một phần đất của mình cho chủ thể khác để sử dụng vì một mục đích nào đó, thường là mục đích chung.

Theo đó, có thể hiểu rằng hiến đất là việc mà người có quyền sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho một cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức nào đó, mà ở đây là yêu cầu xác lập việc thay đổi quyền sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất.

Người dân hay bị nhầm lẫn giữa hiến đất và thu hồi đất. Tuy nhiên, có thể hiểu nếu thu hồi đất là quy định bắt buộc phải tuân theo, người bị thu hồi đất không thực thi thì sẽ bị phạt theo từng trường hợp cụ thể thì hiến đất lại hoàn toàn ngược lại, hiến đất hoàn toàn là sự tự nguyện của chủ sở hữu.

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 146 Luật đất đai 2013 quy định như sau: “Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặc hỗ trợ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thỏa thuận”

Theo đó có thể hiểu, hiến đất không phải là trường hợp thu hồi đất nên khi người dân hiến đất sẽ không được Nhà nước hỗ trợ hay bồi thường.

Trên thực tế, hiến đất vẫn có việc hiến đất không điều kiện hoặc hiến đất có điều kiện.

Quy định về hiến đất làm đường

Hiến đất làm đường để tách thửa được quy định như thế nào?
Hiến đất làm đường để tách thửa được quy định như thế nào?

Hiến đất làm đường như thế nào?

Hiến đất là một trong những quyền của người dân, khi nhận thấy việc hiến đất làm đường là hợp lý và đảm bảo lợi ích cho chính bản thân người sử dụng đất khi mà có thể sử dụng phần đường này rộng hơn, họ hoàn toàn có thể thực hiện việc hiến phần đất của mình, bên cạnh đó cũng có thể đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ cho mình những lợi ích liên quan đến phần đất mà mình sẽ hiến ra để làm đường.

Căn cứ theo Điều 65 Luật Đất đai 2013 quy định về việc thu hồi đất do tự nguyện trả lại đất như sau:

“1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:

a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

2.Việc thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều này phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đó đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;.”

Theo đó, khi muốn hiến đất làm đường thì người hiến cần phải làm văn bẩn trả lại đất cho nhà nước sau đó nhà nước sẽ tiến hành thu hồi phần đất này để sử dụng vào việc làm đường đi.

Khi nhà nước thu hồi đất khi người dân tự nguyện hiến đất thì người dân không còn quyền sử dụng đất nữa. Nói cách khác, lúc này phần đất mà người dân đã hiến sẽ bị cắt khỏi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của họ và phần đất này thay vì là phần đất sử dụng riêng của gia đình đã đưa vào làm phần đất sử dụng chung của cộng đồng và trên danh nghĩa là đất ủy ban chịu sự quản lý của nhà nước.

Hiến đất rồi thì có lấy lại được không?

Còn trong trường hợp, đã hiến đất để làm đường nhưng sau một thời gian không còn sử dụng con đường đó nữa thì người dân cũng có thể được xem xét để được giao lại đất, cụ thể là lúc này người dân cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:

“1. Người xin giao đất, thuê đất nộp 01 bộ hồ sơ các giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;

2.Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) quyết định giao đất, cho thuê đất do Phòng Tài nguyên và Môi trường lập gồm:

a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định giao đất (Mẫu số 02) hoặc dự thảo quyết định cho thuê đất (Mẫu số 03) ban hành kèm theo Thông tư này.”

Có thể thấy rằng là khi muốn có lại mảnh đất mà người dân đã hiến ra làm đường nông thôn nhưng sau này con đường đấy không đi đến nữa, không có nhu cầu sử dụng nữa và ủy ban nhân dân các cấp đồng ý thì người phải làm hồ sơ xin giao lại mảnh đất đó .

Như vậy, hiến đất làm đường là một quyền của công dân, khi nhà nước cần đất để làm đường có thể kêu gọi người dân hiến đất tự nguyện để phát triển các công trình công cộng cũng như góp phần làm khang trang, phát triển nông thôn mới, giao thông tiện lợi.

Hiến đất làm đường để tách thửa được không?

Về việc hiến đất thì theo quy định phía trên chính là dựa trên sự tự nguyện của người sử dụng đất. Còn việc hiến đất để có thể tách thửa được không thì cần phải căn cứ vào quy định cụ thể của pháp luật.

Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hay phân chia đất đai là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang cho một hoặc nhiều đối tượng khác nhau.

Để biết được rằng đất của người sử dụng có tách thửa được không thì ta cần xem xét về hạn mức đất theo quy định của pháp luật đất đai. Theo đó, chỉ được tách thửa nếu diện tích sau khi tách đảm bảo đủ diện tích tối thiểu.

Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diên tích tối thiểu được tách thửa như sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.

Như vậy, khi tách thửa cần đáp ứng điều kiện về diện tích tôi thiểu, không quy định về điều kiện được tách thửa là đất phải thuộc quy hoạch. Để biết về thông tin về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất cụ thể, bạn có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã tại địa phương yêu cầu được cung cấp thông tin. Trong trường hợp cơ quan nhà nước từ chối việc tách thửa với lý do “đất nằm trong quy hoạch”, bạn có quyền làm đơn yêu cầu phía cơ quan nhà nước cung cấp thông tin để giải thích rõ vấn đề trên.

Theo khoản 2,3 Điều 49 Luật Đất đai 2013 liên quan tới việc sử dụng đất khi có quy hoạch sử dụng đất, nếu diện tích đất nhà bạn đang nằm trong quy hoạch hàng năm thì quyền về sử dụng đất của bạn sẽ bị hạn chế. Nếu đã có quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng hằng năm và cơ quan nhà nước vẫn không có thông báo hoặc quyết định thu hồi phần diện tích này thì bạn vẫn thực hiện các quyền của người sử dụng đất, trong đó bao gồm quyền được tách thửa và cấp sổ riêng.

Do đó trong trường hợp này cần căn cứ vào quy định của từng địa phương để biết xem việc tách thửa có thể hay không.

Quy định về hiến đất làm đường để tách thửa tại một số tỉnh, thành phố

Sau đây là một số trường hợp tách thửa khi hiến đất làm đường tại một số tỉnh thành tại Việt Nam:

Cần Thơ

Vấn đề này được quy định tại Quyết định 05/2017/QĐ-UBND của UBND TP Cần Thơ. Cụ thể tại Điều 5 Quyết định này quy định như sau:

Điều 5. Một số trường hợp tách thửa các loại đất

1. Đối với đất nông nghiệp, đất vườn, ao liền kề đất ở; đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, sau khi tách thửa việc chuyển mục đích sử dụng đất sang mục đích khác phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được phê duyệt.

2. Các trường hợp tách thửa sau đây không đảm bảo diện tích tối thiểu theo quyết định này thì Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể như sau:

a) Tách thửa đất để tặng, cho giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

b) Tách thửa đất để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Việc xác định hoàn cảnh gia đình khó khăn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo xác nhận và chịu trách nhiệm. Sau đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, giải quyết theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua Hội đồng tư vấn (thành phần Hội đồng tư vấn do Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định).

c) Sử dụng đất đủ diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định này, nhưng trước đây do hiến đất để thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố, nay diện tích đất còn lại không đủ diện tích tối thiểu được tách thửa…

Theo đó trong trường hợp mà do hiến đất để thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố, nay diện tích đất còn lại không đủ diện tích tối thiểu được tách thửa thì Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm xem xét, giải quyết.

Long An

Quyết định 75/2019/QĐ-UBND về diện tích tách thửa đất tại Long An, tại Điều 8 quy định:

Điều 8. Xử lý các trường hợp đặc biệt

2. UBND tỉnh giao UBND cấp huyện xem xét, giải quyết cụ thể các trường hợp sau:

a) Tách thửa đất ở hoặc đất nông nghiệp để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.

b) Thửa đất đủ diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định này nhưng trước đây do hiến đất để thực hiện công trình, nay diện tích đất còn lại không đủ diện tích tối thiểu được tách thửa;

c) Thửa đất ở xin tách thửa tiếp giáp đường giao thông công cộng nhưng có hình thể, kích thước không đảm bảo Điều 4, Điều 5 quy định này.

d) Tách thửa đất ở hoặc đất nông nghiệp trong trường hợp có ý kiến trưng cầu của cơ quan Tòa án trong quá trình xét xử vụ án hoặc cơ quan thi hành án trong quá trình thi hành án.

3. Người sử dụng đất thuộc đối tượng tại điểm d Khoản 2 Điều 1; điểm a, b, c Khoản 2 Điều này chỉ được xem xét, giải quyết tách thửa 01 lần.”

Quảng Nam

Theo Điều 16 Quyết định 15/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam quy định về hạn mức công nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp đặc biệt như sau:

“1. Trường hợp người sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận khi có nhu cầu tách thửa đối với đất ở nhưng thửa đất tách ra và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 30 m2, cạnh chiều rộng mặt tiền là 3,5 m, cạnh chiều sâu (tính từ mặt tiền đến hết thửa đất) là 05 m và để xem xét giải quyết trong các trường hợp sau đây:

a) Tách thửa đất để phân chia tài sản khi ly hôn hoặc sau khi ly hôn, để thừa kế quyền sử dụng đất.

b) Tách thửa đất để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất do hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Việc xác định hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn do Chủ tịch UBND cấp xã xác nhận và chịu trách nhiệm. Việc xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã trên cơ sở ý kiến của hội đồng tư vấn cấp xã (lập bằng biên bản). Thành phần hội đồng tư vấn cấp xã do UBND cấp huyện quyết định, bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã theo dõi công tác quản lý đất đai làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên gồm: công chức địa chính, ủy viên UBMTTQVN xã, cán bộ tư pháp, đại diện khối phố, tổ dân phố.

c) Thửa đất đủ diện tích tối thiểu được tách thửa tại Điều 14 Quy định này nhưng trước đây người sử dụng đất đã hiến đất để thực hiện các công trình trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố (đã được đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận), nay diện tích đất còn lại đủ diện tích tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này thì được phép tách thửa.

Việc tách thửa thuộc các trường hợp theo quy định điểm a, b, c Điều này, khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại hoặc cấp mới Giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc Văn phòng Đăng ký đất đai Quảng Nam trường hợp được ủy quyền) thì phải có văn bản thống nhất đề nghị của UBND cấp huyện (kèm theo hồ sơ)….”

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hiến đất làm đường để tách thửa được quy định như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục gia hạn thời gian sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chuyển mục đích,…. vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quy định về hiến đất làm lối đi chung dể tách thửa tại thành phố Hà Nội ?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội, trường hợp tách thửa tách thửa mà các thửa đất sau khi tách không có đường giao thông hiện hữu thì người sử dụng đất phải tự tách một lối đi:
Đối với khu vực các xã, kích thước của mặt cắt ngang lối đi này là 2 mét
Đối với khu vực các phường, thị trấn và xã giáp ranh kích thước của mặt cắt ngang lối đi này là 1 mét
Ngoài điều kiện về kích thước của mặt cắt ngõ nêu trên thì thửa đất cũng phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định tại Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND.

Khi nào thủ tục hiến đất làm đường hoàn tất?

Theo Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 73 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về trình tư, thủ tục đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề. Việc hiến đất làm đường chỉ có thể hoàn tất khi cơ quan chức năng ra quyết định tiếp nhận và thu hồi phần đất hiến để nhập thành công.

Quy trình hiến đất làm đường đi chung?

Quy trình hiến đất làm đường đi chung thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người sở hữu đất đai nộp 1 bộ hồ sơ tại Văn phòng đưng ký đất đai. Hồ sơ gồm có:
Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan
Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận về việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý
Sau khi tiếp nhận và đối chiếu thấy hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai có nhiệm vụ:
Cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
Thể hiện trên Giấy chứng nhận 
Nếu hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu người sở hữu đất hoành thành hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc.
Bước 3: Hoành thành thủ tục hiến đất làm
Chủ sở hữu đất đã hoàn thành việc hiến đất làm đường đi chung. Phần đất này đã không còn thuộc sở hữu của chủ sở hữu nữa.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm