Thẩm quyền thu hồi đất trong Luật đất đai năm 2013 như thế nào?

bởi Trà Ly
Thẩm quyền thu hồi đất trong Luật đất đai năm 2013 như thế nào?

Ở nhiều địa phương đang phát triển, việc thu hồi đất để xây dựng các công trình phát triển nông thôn là điều thường thấy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơ quan không có thẩm quyền vẫn ngang nhiên thu hồi đất của người dân. Nhiều người thắc mắc rằng Thẩm quyền thu hồi đất thuộc về ai? Vậy, Thẩm quyền thu hồi đất trong Luật đất đai năm 2013 như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để hiểu rõ hơn nhé

Căn cứ pháp lý

Nhà nước quyết định thu hồi đất khi nào?

Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất

1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Thẩm quyền thu hồi đất trong Luật đất đai năm 2013

Theo quy định của Điều 66 Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền thu hồi đất bao gồm các cơ quan sau:

Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Như vậy, thẩm quyền thu hồi đất thuộc về UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh trong từng trường hợp nhất định.

Thẩm quyền thu hồi đất trong Luật đất đai năm 2013 như thế nào?
Thẩm quyền thu hồi đất trong Luật đất đai năm 2013 như thế nào?

Thẩm quyền chi trả tiền bồi thường hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất đai

Căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013 quy định về việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như sau:

Điều 69. Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

3. Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.

Cùng với đó, Theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền ra quyết định thu hồi bao gồm:

– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh)

– UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện)

Như vậy, Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất là cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Thủ tục thu hồi đất

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất bị thu hồi. Điều 63 Luật Đất đai 2013 quy định:

Điều 67. Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1. Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

2. Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.

3. Người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

4. Khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được công bố công khai, người có đất thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất.

Bước 2: Ra quyết định thu hồi đất

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định: Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định: Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.

Bước 4: Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức, cơ quan làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạ trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình lên Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

Bước 5: Quyết định phê duyệt và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức, cơ quan làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê quyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

Bước 6: Cơ quan, tổ chức chi trả bồi thường

Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Thẩm quyền thu hồi đất trong Luật đất đai năm 2013 như thế nào?”. Hi vọng sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích cho quý khách. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về làm sổ đỏ, tách sổ đỏ, chuyển đất ruộng sang đất ở, soạn thảo mẫu đơn xin thay đổi tên trong sổ đỏ ,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất đai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 93 Luật Đất đai 2013 quy định về thời hạn chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như sau:
Điều 93. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

Doanh nghiệp có thẩm quyền thu hồi đất không?

Tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền thu hồi đất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương)
Như vậy, doanh nghiệp không có thẩm quyền thu hồi đất trong bất kỳ trường hợp nào. 

Phải thông báo thu hồi đất trước bao lâu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013 quy định về thời hạn thông báo thu hồi đất như sau:
Điều 67. Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
1. Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.”
Như vậy, trước khi quyết định thu hồi đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành và gửi thông báo cho người có đất thu hồi chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp để nắm được thông tin, có kế hoạch tái định cư nếu phải di chuyển chỗ ở.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm