Kinh doanh hoá chất là hoạt động buôn bán, sản xuất và nhập hoá hoá chất để đáp ứng nhu cầu sử dụng, cung ứng sản phẩm trên thị trường với mục đích sinh lời. Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 việc sản xuất, kinh doanh hoá chất là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó mà khi cá nhân hay doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực này sẽ cần phải đăng ký kinh doanh và thực hiện thủ tục xin giấy phép theo quy định pháp luật. Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hoá chất là chứng từ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở, doanh nghiệp đủ điều kiện. Vậy hiện nay hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh hoá chất gồm những gì? Thủ tục để xin giấy phép kinh doanh này ra sao? Bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 133/2017/NĐ-CP
- Nghị định 17/2020/NĐ-CP
Sản phẩm hoá chất là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3, Nghị định 113/2017/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 8 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Sản xuất hóa chất là những hoạt động tạo ra hóa chất thông qua các phản ứng hóa học, quá trình sinh hóa hoặc quá trình hóa lý, vật lý như trích ly, cô đặc, pha loãng, phối trộn và quá trình hóa lý, vật lý khác không bao gồm hoạt động phát thải hóa chất không chủ đích.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 133/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh như sau:
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề kinh doanh hóa chất;
– Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;
– Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
– Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
– Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;
– Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định này phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh hoá chất năm 2023 gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 133/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
– Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
– Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
– Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng địa điểm kinh doanh, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;
– Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất;
– Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
– Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;
– Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 133/2017/NĐ-CP quy định thủ tục Giấy chứng nhận đủ điều kiện như sau:
– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 6 Điều này;
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận quy định tại điểm c khoản này;
– Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cơ quan cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục VI của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Cơ quan nào sẽ kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Nghị định 82/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
…
3. Sửa đổi Điều 10 như sau:
“Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
…
8. Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp sẽ do Sở Công thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh hoá chất năm 2023 gồm những gì?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là kết hôn với người Nhật Bản. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Kinh doanh hóa chất bao gồm hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng hóa chất trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Tổ chức, cá nhân chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện và có trách nhiệm duy trì đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tổ chức, cá nhân không còn đáp ứng đủ điều kiện sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật hóa chất.
Khoản 1 Điều 9 Nghị định 113/2017/NĐ-CP; Khoản 3 Điều 8 và Khoản 1 Điều 9 Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật (có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh);
Cơ sở vật chất – kỹ thuật: Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ; Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác; Trang thiết bị bảo hộ lao động; Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải; Phương tiện vận chuyển; Bảng nội quy về an toàn hóa chất;…. phải đáp ứng điều kiện cụ thể theo quy định. Điều kiện này được chứng minh bằng Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy và Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
Người lao động phải được huấn luyện an toàn hóa chất gồm: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; Cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất; Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở; Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc; người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.