Công chứng là quá trình kiểm tra, xác nhận tính xác thực của hồ sơ giấy tờ tài liệu. Người có đủ thẩm quyền công chứng hồ sơ giấy tờ cho người khác bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề công chứng và phải trải qua quy trình tập sự hành nghề theo quy định. Vậy theo quy định hiện hành, Hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng gồm những gì? Quy trình nộp hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng được thực hiện ra sao? Thời gian tập sự hành nghề công chứng là bao lâu? Sau đây, Luật sư X sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Tập sự hành nghề công chứng là gì?
Việc tập sự hành nghề công chứng được quy định tại Điều 11 Luật Công chứng 2014, cụ thể như sau:
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Như vậy, Tập sự hành nghề công chứng được hiểu là quá trình tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng, là một giai đoạn bắt buộc đối với công việc hành nghề công chứng để được công nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng.
Nội dung tập sự hành nghề công chứng
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BTP, nội dung tập sự hành nghề công chứng bao gồm kỹ năng hành nghề công chứng và các công việc liên quan đến công chứng chủ yếu sau đây:
- Kỹ năng tiếp nhận, phân loại yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu công chứng; kỹ năng xem xét, nhận dạng chủ thể, năng lực hành vi dân sự của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch;
- Kỹ năng ứng xử với người yêu cầu công chứng, ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
- Kỹ năng nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng;
- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của dự thảo hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn; kỹ năng xác minh;
- Kỹ năng công chứng bản dịch; kỹ năng chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản;
- Kỹ năng soạn thảo lời chứng;
- Kiểm tra, sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được công chứng, chứng thực để đưa vào lưu trữ;
- Các kỹ năng và công việc liên quan đến công chứng khác theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự.
Hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng
Theo quy định tại Điều 5, Khoản 1, Thông tư 04/2015/TT-BTP thì hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng bao gồm:
– Giấy đăng ký tập sự hành nghề công chứng theo Mẫu TP-TSCC-01 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng (sau đây gọi là Thông tư số 04/2015/TT-BTP);
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu);
– Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng.
Tải về mẫu giấy đăng ký tập sự hành nghề công chứng
Bạn có thể tham khảo và Tải về mẫu giấy đăng ký tập sự hành nghề công chứng tại đây:
Quy trình nộp hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Việc đăng ký tập sự được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự;
– Sở Tư pháp ghi tên người đăng ký tập sự vào Danh sách người tập sự hành nghề công chứng.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ đăng ký tập sự nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
– Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ra quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề công chứng và ghi tên người đăng ký tập sự vào Danh sách người tập sự hành nghề công chứng (sau đây gọi là Danh sách người tập sự) của Sở Tư pháp.
– Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng nhận người tập sự là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ra quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề công chứng và ghi tên người đăng ký tập sự vào Danh sách người tập sự hành nghề công chứng của Sở Tư pháp.
– Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề công chứng, Sở Tư pháp gửi quyết định cho tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự, đăng tải Danh sách người tập sự trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp, đồng thời gửi Danh sách đó cho Bộ Tư pháp để lập Danh sách người tập sự trong toàn quốc
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là bao lâu?
Khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014 quy định về việc tập sự hành nghề công chứng như sau:
Thời gian tập sự hành nghề công chứng (sau đây gọi là thời gian tập sự) quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật công chứng được tính từ ngày Người tập sự được ghi tên vào Danh sách người tập sự của Sở Tư pháp. Trong trường hợp Người tập sự thay đổi nơi tập sự theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này thì thời gian tập sự được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các tổ chức hành nghề công chứng.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
Tổng thời gian tập sự được tính khi Người tập sự có thời gian tập sự tại mỗi tổ chức hành nghề công chứng ít nhất là 03 tháng.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Dịch vụ luật sư Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-BTP, những người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được phép đăng ký tập sự hành nghề công chứng:
– Người đang là cán bộ, công chức hoặc viên chức (trừ trường hợp là viên chức làm việc tại Phòng công chứng),
– Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
– Sỹ quan, hạ sỹ quan và công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
– Các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại Luật công chứng.
Trong trường hợp có lý do chính đáng, người tập sự hành nghề công chứng được tạm ngừng tập sự nhưng phải có thông báo bằng văn bản với tổ chức hành nghề công chứng nơi người đó đang tập sự trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng tập sự.
Người có thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng thì được quyền tạm ngừng tập sự tối đa là hai lần, mỗi lần tạm ngừng tập sự không quá 06 tháng; người có thời gian tập sự hành nghề công chứng là 06 tháng thì được quyền tạm ngừng tập sự một lần tạm ngừng tập sự không quá 06 tháng.
Tại Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BTP như sau:
– Cơ sở đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
– Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình khung đào tạo nghề công chứng.