Trong ngành khai thác khoáng sản, hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản là việc thường xuyên diễn ra. Vậy quy định pháp luật về hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản như thế nào? Thời gian vừa qua, LSX có nhận được những câu hỏi thắc mắc về hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản gồm những gì? Và điều kiện tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với tổ chức, cá nhân là gì? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X để rõ hơn về quy định này nhé, hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại thông tin hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật khoáng sản 2010
- Nghị định 22/2012/NĐ-CP
Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 22/2012/NĐ-CP định nghĩa về hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản như sau:
Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là hình thức bán quyền khai thác khoáng sản công khai theo phương thức trả giá tăng cao theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này.
Và tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 22/2012/NĐ-CP có quy định thêm về người tham gia đấu giá là người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định này.
Đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện dựa theo nguyên tắc nào?
Việc tổ chức bán đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
– Minh bạch, công khai, liên tục, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đấu giá.
– Phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản chỉ được tiến hành khi có ít nhất 02 tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá.
– Chỉ tiến hành đấu giá quyền khai thác, khoáng sản tại các khu vực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu giá.
Điều kiện tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với tổ chức, cá nhân?
Theo Điều 8 Nghị định 22/2012/NĐ-CP quy định về điều kiện tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân như sau:
– Là tổ chức, cá nhân có hồ sơ đề nghị tham gia phiên đấu giá được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét chọn theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
– Đã nộp phí tham gia đấu giá, nộp tiền đặt trước theo quy định.
Trường hợp khi có sự thay đổi về tư cách pháp lý, tổ chức, cá nhân được tham gia phiên đấu giá phải nộp bổ sung văn bản liên quan cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá trước khi tiến hành phiên đấu giá.
Tổ chức, cá nhân tham gia phiên đấu giá và trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng từ chối không nhận kết quả trúng đấu giá mà chưa được Hội đồng đấu giá chấp thuận thì không được tham gia bất kỳ phiên đấu giá nào trong thời hạn 01 (năm), kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá đó.
Bên cạnh đó, tại Điều 9 Nghị định 22/2012/NĐ-CP có quy định về đối tượng không được đấu giá quyền khai thác khoáng sản, cụ thể:
– Chủ tịch, thành viên Hội đồng đấu giá; cán bộ, công chức được giao tiếp nhận, chuẩn bị hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người nêu trên.
– Những đối tượng bị cấm khác theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Đối với tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 10 Nghị định 22/2012/NĐ-CP như sau:
– Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
+ Tham khảo tài liệu địa chất, khoáng sản liên quan đến khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan.
+ Khảo sát thực địa khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản, lấy mẫu trên mặt đất nằm trong khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng chưa thăm dò khoáng sản theo quy định tại Điều 37 Luật khoáng sản;
+ Được tham gia các buổi họp liên quan đến phiên đấu giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
– Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện nghiêm túc nội quy phiên đấu giá, quy chế đấu giá do Hội đồng đấu giá ban hành và quy định của pháp luật khác có liên quan;
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản gồm những gì?
Tại Điều 15 Nghị định 22/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 68 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản như sau:
Hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản
1. Căn cứ kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản hàng năm đã được phê duyệt, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
2. Hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản được lập với các nội dung chính sau đây:
a) Tên loại khoáng sản, địa điểm khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá;
b) Địa điểm, thời gian dự kiến tổ chức phiên đấu giá;
c) Thông tin cơ bản về địa chất và khoáng sản; điều kiện khai thác khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá; phương thức tham khảo thông tin, tài liệu có liên quan, hiện trạng về cơ sở hạ tầng, sử dụng đất khu vực có khoáng sản được đưa ra đấu giá;
d) Giá khởi điểm, tiền đặt trước;
đ) Quy định về các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ tham gia đấu giá;
e) Các biểu mẫu cần có trong hồ sơ đấu giá (đơn đề nghị tham gia đấu giá, những yêu cầu cơ bản về mặt kinh tế – kỹ thuật v.v…).
3. Trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản, cơ quan lập hồ sơ mời đấu giá quy định tại Khoản 1 Điều này gửi kèm theo hồ sơ yêu cầu về công nghệ khai thác, chế biến sâu và sử dụng khoáng sản, gồm các nội dung:
a) Phương pháp, yêu cầu công nghệ, thiết bị khai thác, chế biến khoáng sản tối thiểu phải đạt được;
b) Yêu cầu tối thiểu về chất lượng khoáng sản sau khai thác, chế biến;
c) Mục đích, địa chỉ sử dụng khoáng sản sau khai thác để cung cấp cho các dự án chế biến khoáng sản đã xác định trong quy hoạch khai thác, sử dụng khoáng sản cùng loại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Việc đánh giá hồ sơ tham gia đấu giá về tiêu chí vốn chủ sở hữu của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 được thực hiện như sau:
a) Căn cứ suất đầu tư thực tế khi thăm dò loại khoáng sản dự kiến đấu giá ở khu vực chưa có kết quả thăm dò hoặc suất đầu tư thực tế khi khai thác loại khoáng sản dự kiến đấu giá ở khu vực đã có kết quả thăm dò trong điều kiện tương tự, Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán Đề án thăm dò khoáng sản hoặc tổng vốn đầu tư Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
b) Dự toán Đề án thăm dò khoáng sản hoặc tổng vốn đầu tư Dự án đầu tư khai thác khoáng sản quy định tại điểm a khoản 4 Điều này là cơ sở để cơ quan tiếp nhận hồ sơ đánh giá về tiêu chí vốn chủ sở hữu của tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản khi xét chọn hồ sơ tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
Hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản được lập với các nội dung chính sau đây:
+ Tên loại khoáng sản, địa điểm khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá; Địa điểm, thời gian dự kiến tổ chức phiên đấu giá; Thông tin cơ bản về địa chất và khoáng sản; điều kiện khai thác khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá; phương thức tham khảo thông tin, tài liệu có liên quan, hiện trạng về cơ sở hạ tầng, sử dụng đất khu vực có khoáng sản được đưa ra đấu giá;
+ Giá khởi điểm, tiền đặt trước; Quy định về các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ tham gia đấu giá; Các biểu mẫu cần có trong hồ sơ đấu giá (đơn đề nghị tham gia đấu giá, những yêu cầu cơ bản về mặt kinh tế – kỹ thuật…).
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục tách thửa, sang tên cha mẹ cho con
- Hướng dẫn thủ tục tách thửa tại Hà Nội năm 2021
- Đất quy hoạch có tách thửa được không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản gồm những gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục đình chỉ hoạt động có thời hạn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Luật khoáng sản năm 2010:
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản là 30 (ngày), kể từ ngày kết thúc thông báo thông tin về phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 22/2012/NĐ-CP
Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo Điều 82 Luật khoáng sản 2010:
1.Bộ Tài nguyên và môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và môi trường khoanh định và công bố, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp nhận trả lại loại giấy phép đó, chấp nhận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản, chấp nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản.