Hình thức quảng cáo ngoài trời là một trong những phương pháp truyền thông hiệu quả để quảng bá thương hiệu được các doanh nghiệp áp dụng ngày càng rộng rãi và phổ biến. Những không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ quy định pháp luật về quảng cáo ngoài trời nên khi thực hiện gặp không ít trở ngại không đáng có. Bài viết dưới đây của Luật sư X nhằm giúp quý đọc giả hiểu rõ quy định về luật quảng cáo cũng như nắm rõ quy trình tuân thủ hồ sơ đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời năm 2023 và những nội dung có liên quan. Mời quý đọc giả đón xem!
Căn cứ pháp lý
- Luật Quảng cáo 2012
- Nghị định 181/2013/NĐ-CP
Các hình thức quảng cáo ngoài trời
Theo Điều 27, 28 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo ngoài trời thường được thể hiện dưới các hình thức sau:
– Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn;
– Quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo.
Nguyên tắc xây dựng đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời
Theo Điều 37 Luật Quảng cáo 2012 quy định về nguyên tắc và nội dung quy hoạch biển quảng cáo ngoài trời như sau:
1. Quy hoạch quảng cáo ngoài trời phải xác định địa điểm, kiểu dáng, kích thước, chất liệu, số lượng các phương tiện quảng cáo trên đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ; trong nội thành, nội thị.
2. Việc xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
a) Phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo, xây dựng, giao thông và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, bảo đảm mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và trật tự an toàn xã hội;
c) Bảo đảm tính ổn định, công khai, minh bạch và khả thi;
d) Bảo đảm sự thống nhất, hài hòa giữa các địa phương tại các điểm tiếp giáp trên trục đường quốc lộ, tỉnh lộ;
đ) Ưu tiên kế thừa các vị trí quảng cáo phù hợp với quy hoạch đã có trước; trong trường hợp thực hiện hoặc điều chỉnh quy hoạch gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì cơ quan phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm tổ chức đền bù theo quy định của pháp luật;
e) Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo và nhân dân.
3. Chính phủ quy định cụ thể về hồ sơ, quy trình xây dựng, phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo.
Việc xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
– Phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo, xây dựng, giao thông và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, bảo đảm mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và trật tự an toàn xã hội;
– Bảo đảm tính ổn định, công khai, minh bạch và khả thi;
– Bảo đảm sự thống nhất, hài hòa giữa các địa phương tại các điểm tiếp giáp trên trục đường quốc lộ, tỉnh lộ;
– Ưu tiên kế thừa các vị trí quảng cáo phù hợp với quy hoạch đã có trước; trong trường hợp thực hiện hoặc điều chỉnh quy hoạch gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì cơ quan phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm tổ chức đền bù theo quy định của pháp luật;
– Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo và nhân dân.
Xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
Theo khoản 2 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012, việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây:
– Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
– Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
– Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
Như vậy, theo quy định trên, khi xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên thì cần phải xin phép xây dựng biển quảng cáo ngoài trời.
Hồ sơ đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời năm 2023
Hồ sơ đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời năm 2023
Hồ sơ đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời được quy định tại Điều 17 Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo như sau:
Hồ sơ đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời bao gồm:
1. Tờ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch;
2. Dự thảo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch;
3. Dự thảo đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội có tác động ảnh hưởng tới hoạt động quảng cáo ngoài trời tại địa phương, tác động đối với quốc phòng, an ninh;
b) Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quảng cáo ngoài trời tại địa phương;
c) Quan điểm, mục tiêu xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời;
d) Dự kiến diện tích sử dụng đất cho các vị trí dựng biển quảng cáo ngoài trời trong quy hoạch theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch;
đ) Định hướng không gian và hạ tầng kỹ thuật cho quảng cáo ngoài trời tại khu vực trung tâm đô thị;
e) Đề xuất các loại hình quảng cáo ngoài trời cần ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện;
g) Bản đồ trích lục, phối cảnh vị trí điểm quảng cáo ngoài trời thể hiện trên tỉ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000;
h) Kế hoạch tổ chức thực hiện và dự toán kinh phí;
i) Tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời
Theo Điều 38 Luật Quảng cáo 2012 quy định về trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực;
b) Điều chỉnh quy hoạch quảng cáo theo các giai đoạn phù hợp với sự phát triển của địa phương;
c) Niêm yết văn bản quy hoạch và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương;
d) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
2. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện quảng cáo ngoài trời trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực;
b) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ có liên quan hướng dẫn các địa phương quy hoạch quảng cáo theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
– Xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương;
– Điều chỉnh quy hoạch quảng cáo theo các giai đoạn phù hợp với sự phát triển của địa phương;
– Niêm yết văn bản quy hoạch và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương;
– Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Dịch vụ trích lục ghi chú kết hôn nhanh, trọn gói năm 2023
- Giấy thông hành Trung Quốc đi được bao lâu?
- Thủ tục nhận cha con khi chưa đăng ký kết hôn tại Việt Nam
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hồ sơ đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời năm 2023″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Dịch vụ luật sư Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời được quy định tại Điều 19 Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo như sau:
1. Quy hoạch quảng cáo ngoài trời được điều chỉnh trong trường hợp có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
2. Việc điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời phải trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch trong giai đoạn trước để xác định những nội dung cần điều chỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Tại khoản 4 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012 có quy định về cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo như sau:
Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
4. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương;
b) Trường hợp địa điểm quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương (Sở Xây dựng).
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 và Điểm c Khoản 8 Điều 60 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì hành vi xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông trở lên mà không có giấy phép sẽ bị xử phạt như sau:
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc tháo dỡ công trình đối với hành vi quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông trở lên mà không có giấy phép) có thể sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, sẽ bị buộc tháo dỡ công trình.