Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước bao gồm những giấy tờ gì?

bởi Nguyễn Tài
Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước.

Hiện nay để hợp pháp hóa những quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư quyết định, người dân cần lập hồ sơ đề nghị công nhận hương ước sau đó gửi cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hương ước mạng lại những giá trị như: Phát huy tinh thần tự quản của cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố; Góp phần xây dựng, duy trì và phát triển các quy tắc xử sự văn minh, lành mạnh trong cộng đồng… Nhờ đó mà cộng đồng tăng cường đoàn kết và gắn bó giữa các thành viên. Chính vì thế LSX xin gửi tới quý bạn đọc những thông tin mới nhất về hồ sơ đề nghị công nhận hương ước.

Hương ước được hiểu là gì?

Hương ước là một loại văn bản quy phạm, nhưng không phải do nhà nước ban hành mà là do cộng đồng dân cư tự thỏa thuận, không trái pháp luật, và được công nhận bởi Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận. Khái niệm cụ thể về hương ước được nêu Điều 2 Nghị định 61/2023/NĐ-CP về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

Điều 2. Hương ước, quy ước

Hương ước, quy ước là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.


Điều kiện công nhận hương ước, quy ước

Để được công nhận có giá trị pháp lý, hương ước, quy ước cần đáp ứng đủ các điều kiện nhất định. Các điều kiện có thể được kể tới như điều kiện về nội dung, điều kiện về nguyên tắc, trình tự. Chi tiết được quy định tại khoản 2 Nghị định 61/2023/NĐ CP.

2. Hương ước, quy ước được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Phạm vi nội dung, hình thức phù hợp với quy định tại các điều 5 và 6 Nghị định này;

b) Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại các điều 4, 7, 8, 9 và 10 Nghị định này.

Trong đó, Nghị định quy định phạm vi nội dung của hương ước, quy ước như sau: Tùy theo yêu cầu tự quản, tình hình kinh tế – xã hội, phong tục, tập quán ở từng địa phương, bảo đảm kế thừa có chọn lọc các nội dung phù hợp của hương ước, quy ước đã có và mục đích, nguyên tắc quy định tại các Điều 3 và 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP, cộng đồng dân cư lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để đưa vào phạm vi của hương ước, quy ước:

1- Các biện pháp, phương thức thích hợp giúp người dân trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của cộng đồng dân cư; động viên và tạo điều kiện để cộng đồng dân cư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân.

2- Các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, việc cưới, việc tang và lễ hội; phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng hạnh phúc gia đình; phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh.

3- Các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, cộng đồng và công dân; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn; xây dựng và phát huy tình làng, nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; khuyến học, khuyến tài, thúc đẩy phong trào học tập suốt đời; đẩy mạnh hướng nghiệp, đào tạo nghề, khuyến công, khuyến nông ở địa phương.

4- Các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương ước, quy ước nhưng không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

5- Các nội dung cần thiết khác do cộng đồng dân cư quyết định.

Hình thức của hương ước, quy ước

Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố), Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư và 2 đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư; khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định.

Hương ước, quy ước có thể được chia thành lời nói đầu, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc kết cấu khác phù hợp với nội dung; được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.

Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước là tiếng Việt.

Trường hợp cộng đồng dân cư có nhiều dân tộc của Việt Nam cùng sinh sống và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì việc dịch hương ước, quy ước từ tiếng Việt sang tiếng của một, một số hoặc tất cả các dân tộc đó do cộng đồng dân cư quyết định khi soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua theo quy định.

Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước.

Nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước

Để việc xây dựng hương ước trong cả nước thống nhất và trở thành một hệ thống hợp lý, việc ban hành các nguyên tắc chung để áp dụng cho mọi bản hương ước là điều cần thiết. Nghị định nêu rõ, việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước phải đảm bảo nguyên tắc: Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước phải xuất phát từ nhu cầu tự quản của người dân, trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất, công khai, minh bạch trong cộng đồng dân cư; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân và trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng.

Tôn trọng tính tự chủ, tính đa dạng văn hóa và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng dân cư; phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng các giá trị văn hóa mới, quy tắc ứng xử văn minh, phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư.

Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước

Để hương ước được công nhận, hồ sơ đề nghị công nhận hương ước cần bao gồm những thành phần nhất định. Nếu thiếu thành phần nào, thì bộ hồ sơ đó sẽ bị từ chối. Vậy nên quý bạn đọc cần lưu ý về vấn đề này để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về công nhận hương ước, quy ước như sau:

4. Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước bao gồm:

a) Văn bản đề nghị công nhận của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Nghị quyết hoặc biên bản cuộc họp hoặc biên bản lấy ý kiến thông qua hương ước, quy ước theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Dự thảo hương ước, quy ước đã được thông qua.

Theo đó, thành phần hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước gồm có những giấy tờ như sau:

– Văn bản đề nghị công nhận của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP.

– Nghị quyết hoặc biên bản cuộc họp hoặc biên bản lấy ý kiến thông qua hương ước, quy ước theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP.

– Dự thảo hương ước, quy ước đã được thông qua.


Thủ tục công nhận hương ước có những bước nào?

Nếu bạn đang có mong muốn nộp hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, bạn sẽ thắc mắc thủ tục để hương ước được công nhận gồm có những bước nào. Sau đây mời bạn tham khảo các bước đã được chúng tôi khái quát ở dưới đây. Căn cứ theo quy định nêu trên thì trình tự, thủ tục công nhận hương ước, quy ước được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước:

Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước tới Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cuộc họp cộng đồng dân cư thông qua hương ước, quy ước hoặc ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến bằng phiếu.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước:

Công chức Văn hóa – Xã hội cấp xã tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước.

Bước 3: Ban hành quyết định công nhận hương ước, quy ước:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước, công chức Văn hóa – Xã hội cấp xã chủ trì, phối hợp với công chức Tư pháp – Hộ tịch tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận trong thời hạn chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị.

Trường hợp cần thiết, công chức Văn hóa – Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì họp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư để xem xét, quyết định công nhận. Quyết định công nhận hương ước, quy ước thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước do cơ quan nào tiếp nhận?

Công chức Văn hóa – Xã hội cấp xã tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước

Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước không được công nhận thì trình tự như thế nào?

Trường hợp không công nhận hương ước, quy ước thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm