Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm những gì?

bởi TranQuynhTrang
Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm những gì?

Hiện nay trong một số trường hợp nhất định, phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại tạm gia, các trạm giam hay tại cơ quan thi hành án cấp huyện có thể sẽ được tạm đình chỉ chấp hành án phạt. Đây là trường hợp người phạm tội vì một lý do nào đó mà đang chấp hành án phạt tù được xin tạm ngưng chấp hành hình phạt trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy pháp luật quy định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi nào? Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm những gì? Hãy thao khảo nội dung bài viết dưới đây của LSX để nắm được quy định này, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi nào?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 03, Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

Một là, phạm nhân bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án phạt tù và nếu phải chấp hành án phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ, do đó, cần thiết phải cho họ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để có điều kiện chữa bệnh, trừ người không có thân nhân hoặc không có nơi cư trú rõ ràng.

Người bị bệnh nặng quy định tại khoản này là người mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng;

Hai là, nữ phạm nhân có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi trong trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, nếu họ bị xử phạt tù lần đầu và có nơi cư trú rõ ràng;

Ba là, phạm nhân là người lao động có thu nhập duy nhất trong gia đình, nếu họ tiếp tục chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt (không có nguồn thu nhập nào khác, không có ai chăm sóc, nuôi dưỡng những người thân thích là người già, trẻ em hoặc những người khác không có khả năng lao động trong gia đình họ), trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

Bốn là, phạm nhân bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng và do nhu cầu công vụ, cần thiết sự có mặt của họ để thực hiện công vụ nhất định.

Chủ thể nào có thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù?

Tại Điều 6 Luật thi hành án hình sự quy định thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định như sau:

a) Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;

b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;

c) Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu

Theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư liên tịch 02, cơ quan có thẩm quyền khi đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân phải làm văn bản. Văn bản phải có các nội dung sau đây:

1. Ngày, tháng, năm làm văn bản;

2. Tên cơ quan đề nghị;

3. Tên Tòa án nhận văn bản;

4. Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, làm việc của phạm nhân;

5. Số, ngày, tháng năm của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; số, ngày, tháng, năm của quyết định thi hành án phạt tù; thời gian phạm nhân đã chấp hành án phạt tù;

6. Lý do đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;

7. Danh mục tài liệu kèm theo văn bản đề nghị;

8. Cuối văn bản đề nghị phải do người đại diện hợp pháp của cơ quan ký tên và đóng dấu của cơ quan đó.

Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm những gì?

Nội dung này được quy định tại Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về quan hệ phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tạm đình chỉ và giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

Cụ thể, hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm các tài liệu sau:

Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm những gì?

– Đơn đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân của người thân thích với phạm nhân đó, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân cư trú;

– Văn bản đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của Giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu (trong trường hợp do Viện kiểm sát đề nghị);

– Bản sao bản án, quyết định hoặc bản sao trích lục bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật;

– Bản sao Quyết định thi hành án phạt tù;

– Đối với phạm nhân là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi phải có kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên về việc phạm nhân có thai hoặc bản sao Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của con phạm nhân, xác nhận của Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân đang chấp hành án về việc họ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;

– Đối với phạm nhân bị bệnh nặng phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên về tình trạng sức khỏe của người đó. Riêng phạm nhân bị nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV phải có kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của Bộ Y tế và bản sao Bệnh án hoặc kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền khẳng định đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu;

– Đối với phạm nhân được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì lý do là lao động duy nhất trong gia đình phải có Bản tường trình có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân về cư trú về việc phạm nhân là lao động duy nhất trong gia đình, nếu tiếp tục chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt;

– Đối với phạm nhân được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù do nhu cầu công vụ phải có văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương hoặc đơn vị quân đội có liên quan đến việc thực hiện công vụ đó;

– Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải được đánh số bút lục và lưu giữ trong Hồ sơ thi hành án của người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù do Tòa án quản lý.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm những gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bắc giang, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Thời điểm hoãn thi hành án hình phạt tù và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là khi nào?

Thời điểm hoãn chấp hành hình phạt tù là khi người phạm tội chưa bắt đầu thi hành hình phạt tù; còn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là trường hợp người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù, nhưng vì một trong những lý do trên mà người phạm tội được xin tạm ngừng chấp hành hình phạt tù trong một thời gian nhất định.

Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được gửi đến Tòa án bằng phương thức nào?

Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được gửi đến Tòa án có thẩm quyền bằng các phương thức sau đây:
a) Bàn giao trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi bằng phương tiện điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với người đang đi chấp hành án tù như thế nào?

Người đã có quyết định thi hành án phạt tù của Tòa án đang ở trong trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chờ đưa đi chấp hành án (người đang chờ đưa đi chấp hành án) nếu đủ điều kiện thì có thể được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được thực hiện như đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm