Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng nhà ở có những gì?

bởi Nguyen Duy
Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng nhà ở

Trong xây dựng nhà ở, đặc biệt là ở các đô thị, trung tâm thành phố thì thủ tục hoàn công có vai trò rất quan trọng chứng minh được cá nhân, tổ chức được cấp phép xây dựng đối với công trình đã hoàn thành được việc xây dựng công trình và nghiệm thu công trình thành công. Và đề hoàn công thì cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Vậy hồ sơ hoàn công công trình xây dựng nhà ở. Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng LSX tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 06/2021/NĐ-CP

Vai trò của hồ sơ hoàn công công trình xây dựng

Hiện nay, pháp luật vẫn chưa quy định giải thích về khái niệm hoàn công công trình xây dựng là gì, tuy nhiên thủ tục hoàn công lại có vai trò quan trọng trong xây dựng hiện nay, giúp cho cá nhân, tổ chức xây dựng công trình được hợp pháp hóa đất đai, công trình, cụ thể như sau:

Bên cạnh đó, hoàn công thể hiện những sửa đổi, thay đổi về thực trạng đất, công trình nhà cửa đó sau quá trình thi công. Đây chính là thủ tục bắt buộc mà sớm hay muộn chủ sở hữu đất hoặc nhà ở phải làm. Tuy nhiên, bạn nên sớm hoàn thiện để thuận tiện và tránh phiền hà sau này.

Hơn nữa để tránh rắc rối sau này phát sinh trong việc sửa chữa, làm mới hay bán nhượng lại. Chủ đất, hay nhà ở đó phải thực hiện hoàn công để hợp thức hóa mảnh đất, căn nhà đó về mặt pháp lý. Từ đó giúp cho việc trao đổi mua bán, sang nhượng đất đai, nhà ở dễ dàng nhất.

Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng nhà ở có những gì?

Hoàn công công trình xây dựng được quy định trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình trong Phụ lục VIB được ban hành kèm theo với Nghị định 06/2021/NĐ-CP về hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:

Hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng

  1. Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng và Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có).
  2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
  3. Nhiệm vụ thiết kế, các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở.
  4. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư (nếu có).
  5. Văn bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: thỏa thuận quy hoạch, thỏa thuận hoặc chấp thuận sử dụng hoặc đấu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; đánh giá tác động môi trường, đảm bảo an toàn (an toàn giao thông, an toàn cho các công trình lân cận) và các văn bản khác có liên quan.
  6. Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất.
  7. Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
  8. Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu và hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.
  9. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu theo quy định.
  10. Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng.

Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình

  1. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo khảo sát xây dựng công trình.
  2. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
  3. Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng; quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình kèm theo: hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); chỉ dẫn kỹ thuật.
  4. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
  5. Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình.

Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng nhà ở
  1. Danh mục các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
  2. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).
  3. Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.
  4. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
  5. Các kết quả quan trắc (nếu có), đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công.
  6. Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.
  7. Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).
  8. Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vào công trình.
  9. Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có); quy trình bảo trì công trình.
  10. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:
  • Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa;
  • An toàn phòng cháy, chữa cháy;
  • An toàn môi trường;
  • An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;
  • Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
  • Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan;
  • Văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng, quản lý phát triển đô thị về việc hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan của dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được thẩm định, phê duyệt;
  • Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
  1. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
  2. Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
  3. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
  4. Văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này (nếu có).
  5. Các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này (nếu có).
  6. Các hồ sơ/văn bản/tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.

Trình tự, thủ tục làm hồ sơ hoàn công công trình xây dựng nhà ở

Thủ tục hoàn công công trình xây dựng nhà ở là thủ tục hành chính bắt buộc đối các cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư công trình nhà ở nhằm ghi nhận sự kiện đã hoàn thành công trình xây dựng nhà ở và đã được cấp giấy phép xây dựng công trình. Thủ tục này cũng là bước cuối cùng có vai trò quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy hoàn thành công trình, hay liên quan về các thủ tục sửa đổi sổ hồng sau này.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn công công trình xây dựng

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn công công trình xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền
Đối với từng loại công trình khác nhau thì địa điểm nộp hồ sơ thủ tục hoàn công công trình xây dựng cũng khác nhau, cụ thể:

  • Đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính thành phố do Ủy ban thành phố quy định sẽ nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng;
  • Đối với nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện thì nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân quận, huyện;
  • Đối với những trường hợp xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo mà theo quy định phải xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó thì nộp hồ sơ tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao;
  • Đối với nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã thì nộp hồ sơ hoàn công công trình tại Ủy ban nhân dân xã.

Bước 3: Thụ lý, kiểm tra, đánh giá hồ sơ hoàn công công trình xây dựng
Sau khi tiếp nhận hồ sơ thủ tục hoàn công công trình xây dựng, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra, đánh giá hồ sơ xem đã hợp lệ hay chưa và thực hiện việc đối chứng với hiện trạng công trình xây dựng thực tế so với hồ sơ hoàn công công trình xây dựng mà chủ đầu tư đã nộp.

Bước 4: Thông báo chấp thuận hoàn công công trình xây dựng
Sau khi tiến hành thẩm định, kiểm tra, đánh giá hồ sơ hoàn công công trình xây dựng, nếu hồ sơ đạt yêu cầu và tuân theo các điều kiện trước khi công trình được đưa vào sử dụng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ký quyết định chấp thuận hoàn công công trình xây dựng cho chủ đầu tư.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng nhà ở”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý như Quy trình thanh toán séc cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian kiểm tra hoàn công?

Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 23 Nghị định này, chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu
Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, trường hợp công trình không được kiểm tra trong quá trình thi công theo quy định tại khoản 5 Điều này thì thực hiện kiểm tra theo các nội dung quy định, ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư hoặc ra văn bản không chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong đó nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần được khắc phục. Thời hạn ra văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 30 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và 20 ngày đối với công trình còn lại kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu;
Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và yêu cầu thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu.

Đơn vị tham gia nghiệm thu và trách nhiệm các bên?

Đới với các đơn vị tham gia nghiệm thu, xác nhận hoàn thiện công trình xây dựng nhà cửa gồm:
– Chủ đầu tư: Tổ chức việc nghiệm thu cũng như cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu. Hoặc trực tiếp liên hệ với bên tư vấn thiết kế làm lại bản vẽ khi công trình có sự thay đổi so với cấp phép ban đầu.
– Đơn vị thi công: Đây là đơn vị trực tiếp thi công xây dựng, hoàn thiện từng giai đoạn xây dựng công trình. Từ khi bắt đầu làm nền móng đến khi xây dựng hoàn thiện, thu dọn công trường, lập bản vẽ và các giấy tờ, chứng từ liên quan đến nghiệm thu, bàn giao công trình. Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công và thực hiện đủ các nghĩa vụ như hợp đồng xây dựng đã lập.
– Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có): Là đơn vị có trách nhiệm chính trong việc tư vấn, kiểm tra, giám sát thường xuyên trong suốt quá trình thi công, nghiệm thu và bàn giao. Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công công trình theo bản vẽ thiết kế và hợp đồng xây dựng giữa các bên. Và đơn vị này cũng tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
– Đơn vị thiết kế công trình: Tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ngoài ra, ngoài bản vẽ trước đó, đơn vị thiết kế phải lập lại bản vẽ theo đúng thực tế, trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ hoàn công?

Từ khái niệm hoàn công là gì, có nêu rõ nó là thủ tục hành chính nên việc xử lý chắc chắn phải có sự tham gia của các cơ quan hành chính Nhà nước. Tuy nhiên, để giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc mà công việc được thuận lợi, hiệu quả, bạn cần nắm thông tin sau:
Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã: Áp dụng với công trình nhà ở riêng lẻ của dân và các công trình xây dựng khác đóng trên địa bàn, thuộc quận, huyện, thị xã đó.
Ủy ban nhân dân cấp xã: Với nhà ở riêng lẻ ở nông thôn vùng có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới cấp xã.
Sở xây dựng: Áp dụng cho những công trình xây dựng đặc biệt, cấp 1, thuộc tôn giáo, di tích lịch sử – văn hóa, đền chùa, đình miếu, công trình trên tuyến đường hoặc trục đường giao thông lớn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm