Xin chào luật sư, Tôi là Hải ở Quảng Ninh. Tôi và ông An là hàng xóm sống ở địa phương được 10 năm. Hai gia đình giáp ranh và có một mảnh vườn không chia ranh giới. Năm ngoái nhà ông An xây lại và muốn chia lại diện tích đất đó nhưng cố tình lấn sang nhà tôi 5m. Hai gia đình có cự cãi qua lại và ông An đã dùng gậy đập phá đồ đạc khu nhà bếp nhà tôi gây tổn hại 25 triệu đồng. Tôi có ý định khởi kiện ông An về vấn đề này và mong Luật sư tư vẫn cho tôi về hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự gồm những gì?” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
Hiện nay có khác nhiều tranh chấp xảy ra trong cuộc sống mà những người trong cuộc muốn xử lý qua hình thức khởi kiện. Đây có thể coi là một việc làm khá văn minh vì người dân đã có ý thức tôn trọng pháp luật và giải quyết các tranh chấp bằng pháp luật. Nhưng không phải tranh chấp nào cũng có thể giải quyết theo hình thức khởi kiện tại toà án. Vậy những tranh chấp nào được giải quyết theo hình thức này?
Trên thực tế, việc xác định đúng thẩm quyền thụ lý giải quyết khởi kiện của Tòa án là một trong những vấn đề người khởi kiện phải chú trọng.
Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án được quy định cụ thể và rõ ràng:
Xác định thẩm quyền theo vụ việc
- Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
- Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
- Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự, vay tiền….
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
- Tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
- Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
- Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tòa án còn có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp, yêu cầu liên quan đến Hôn nhân gia đình, ly hôn, quan hệ vợ chồng, Kinh doanh thương mại, Lao động…
Xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án đối với vụ việc dân sự.
Việc xác định tòa án cấp Huyện hay tòa án cấp Tỉnh là đơn vị có thẩm quyền giải quyết là một trong những yếu tố quan trọng. Bởi vì nếu như xác định sai thẩm quyền tòa án giải quyết sẽ không được thụ lý và trả lại.
Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự gồm những gì?
Khi muốn khởi kiện ở bất kỳ cấp nào điều đầu tiên bạn cần làm đó là chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp lên cơ quan toà án nơi có thẩm quyền giải quyết vụ án. Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự có nhiều loại giấy tờ khác nhau tuỳ thuộc vào từng trường hợp khởi kiện nhưng về cơ bản sẽ có những giấy tờ mà chúng tôi nêu dưới đây. Quan trọng nhất trong hồ sơ này là đơn khởi kiện. Quy định về mẫu đơn tham khảo thông tin sau:
Hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện, giấy tờ tùy thân, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.
Đơn khởi kiện
- Người khởi kiện có thể tự mình làm đơn khởi kiện hoặc nhờ các tổ chức hành nghệ luật làm đơn.
- Nội dung và hình thức của đơn khởi kiện phải tuân theo quy định tại khoản 4, Điều 189 BLTTDS 2015. Mẫu đơn khởi kiện là mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017
- Đơn khởi kiện cần trình bày rõ nội dung vụ việc, những cá nhân tổ chức liên quan và yêu cầu khởi kiện để Tòa án nghiên cứu, xem xét giải quyết.
Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.
Kèm theo Đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng cứ chứng minh kèm theo đơn theo khoản 5, Điều 189, BLTTDS 2015
Theo quy định tại Điều 94 BLTTDS 2015, nguồn của chứng cứ là
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
- Vật chứng.
- Lời khai của đương sự.
- Lời khai của người làm chứng.
- Kết luận giám định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
- Văn bản công chứng, chứng thực.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Đối với những tranh chấp dân sự khác nhau thì chúng ta có thể cung cấp cho tòa án những chứng cứ, tài liệu khác nhau:
- Giấy ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các thủ tục tố tụng tại Tòa án.
- Đối với tranh chấp ly hôn, chúng ta có thể cung cấp: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy khai sinh của con, các chứng thư chứng minh tài sản chung…
- Đối với tranh chấp đất đai những chứng cứ kèm theo có thể là: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản đồ thửa đất, xác nhận của địa phương về tình trạng đất…
- Đối với tranh chấp di sản thừa kế: di chúc, sổ hộ khẩu chứng minh quan hệ với người để lại di sản,….
- Ngoài ra các tranh chấp khác chúng ta có thể cung cấp các hợp đồng giao dịch đối với các tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự….
Giấy tờ tùy thân
Chúng ta phải cung cấp cho tòa giấy tờ tùy thân của người khởi kiện cũng như bản sao giấy tờ tùy thân của người bị kiện (nếu có), cùng với đó là những giấy tờ chứng minh mối quan hệ với những người có liên quan trong yêu cầu khởi kiện để tòa án xem xét về quyền khởi kiện để làm căn cứ giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, khi tiến hành khởi kiện dân sự, chúng ta cần chuẩn bị các loại hồ sơ khởi kiện bao gồm Đơn khởi kiện, các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, giấy tờ tùy thân. Tùy vào từng tranh chấp khác nhau cũng ảnh hưởng đến những loại hồ sơ mà chúng ta cần cung cấp cho Tòa án.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định, chúng ta thực hiện việc nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo như quy định của pháp luật đã phân tích phía trên.
>>Xem thêm: nợ xấu có mua trả góp được không
Thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý vụ án khởi kiện dân sự như thế nào?
Khi bạn nộp hồ sơ khởi kiện đến với toà án có thẩm quyền. Bộ phận tiếp nhận của Toà án sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn đã hợp lệ chưa và thẩm quyền xử lý có thuộc Toà án này không? Khi tiếp nhận hồ sơ xong thì toàn án sẽ thông báo cho người khởi kiện về việc nộp phí và vụ án chỉ được thụ lý khi người khởi kiện đóng đóng đầy đủ các khoản phí và nộp lại biên lai xác nhận.
Căn cứ theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc thụ lý vụ án như sau:
– Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
– Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
– Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
– Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 196 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc thông báo thụ lý vụ án như sau:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
– Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Mời bạn xem thêm
- Viên chức bị khởi tố có được đi làm không?
- Thủ tục kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con năm 2024
- Điều kiện thuê mua nhà ở xã hội năm 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự gồm những gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015
Tòa án Nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Tranh chấp về lao động
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
Yêu cầu về dân sự tại Điều 27 trừ yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. ;
Yêu cầu về hôn nhân và gia đình trừ yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Căn cứ Điều 37 BLTTDS 2015
Tòa án Nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này
Tòa án nhân dân cấp Tỉnh giải quyết những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trừ những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Huyện.
Cùng với đó, ngoài những yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp Huyện thì Tòa án Tỉnh được xác định có thẩm quyền giải quyết.
Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.