Trong quá trình công tác, có nhiều lý do dẫn đến việc phải luân chuyển công chức lãnh đạo sang vị trí khác hoặc đơn vị khác nhằm bố phí phù hợp với năng lực của công chức lãnh đạo đó. Để đảm bảo quy trình luân chuyển hợp pháp thì cần phải chuẩn bị hồ sơ luân chuyển theo quy định. Vậy khi đó, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Hồ sơ luân chuyển công chức lãnh đạo bao gồm những gì? Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo diễn ra như thế nào? Thời gian luân chuyển công chức lãnh đạo là bao lâu? Sau đây LSX sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ qua bài viết sau.
Đối tượng, phạm vi luân chuyển công chức lãnh đạo
Luân chuyển lãnh đạo là việc bổ nhiệm hoặc phân công các nhà điều hành cấp cao hoặc công chức vào các vị trí khác nhau. Việc luân công chức lãnh đạo chuyển diễn ra rất phổ biến tại các cơ quan nhà nước. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Đối tượng, phạm vi luân chuyển công chức lãnh đạo được quy định như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Đối tượng, phạm vi luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý theo Điều 55 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
– Đối tượng luân chuyển:
+ Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;
+ Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan;
+ Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.
– Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
– Chức danh bố trí luân chuyển thực hiện theo chủ trương của Đảng và của cấp có thẩm quyền.
Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển công chức lãnh đạo
Việc luân chuyển cán bộ, công chức lãnh đạo điều hành nhân viên trong quá trình làm việc là vô cùng quan trọng và cần thiết để nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước. Việc luân chuyển tùy theo hoàn cảnh và khả năng, thế mạnh của mỗi cá nhân. Vậy theo quy định pháp luật hiện hành, Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển công chức lãnh đạo được quy định như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý theo Điều 56 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
– Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.
– Trong quy hoạch, có năng lực và triển vọng phát triển; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
– Về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của chức vụ luân chuyển đến.
– Điều kiện về độ tuổi:
+ Còn thời gian công tác ít nhất hai nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển;
+ Riêng công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển để thực hiện quy định không được bố trí người địa phương và để thực hiện quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải còn đủ thời gian công tác ít nhất một nhiệm kỳ.
– Có đủ sức khoẻ công tác.
Hồ sơ luân chuyển công chức lãnh đạo bao gồm những gì?
Chị A là cán bộ phòng hành chính của cơ quan Y. Sắp tới, công chức lãnh đạo tại cơ quan Y phải luân chuyển sang nơi khác nên chị A có nhiệm vụ làm hồ sơ luân chuyển cho lãnh đạo này. Vậy khi đó, theo quy định pháp luật hiện hành, Hồ sơ luân chuyển công chức lãnh đạo bao gồm những gì, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Hồ sơ và thời gian luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý theo Điều 60 và Điều 61 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
* Hồ sơ công chức luân chuyển thực hiện như quy định đối với hồ sơ bổ nhiệm quy định tại Điều 48 Nghị định 138/2020/NĐ-CP:
– Tờ trình về việc bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm); hoặc do người đứng đầu cơ quan phụ trách về công tác tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định);
– Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm;
– Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cơ quan trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4×6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
– Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất;
– Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất;
– Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;
– Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị;
– Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
– Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
* Thời gian luân chuyển ít nhất 3 năm (36 tháng) đối với một lần luân chuyển. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo diễn ra như thế nào?
Luân chuyển là việc bổ nhiệm cán bộ, công chức vào làm việc tại một vị trí khác, đơn vị khác trong một khoảng thời gian xác định. Việc luân chuyển công chức lãnh đạo phải tuân theo đúng trình tự thủ tục để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho công chức lãnh đạo đó. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo diễn ra như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý theo Điều 59 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
* Bước 1: Đề xuất chủ trương:
Căn cứ nhu cầu luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
* Bước 2. Đề xuất nhân sự luân chuyển:
Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất nhân sự luân chuyển.
* Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển:
– Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, tổ chức; tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển;
– Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức luân chuyển có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống;
Năng lực công tác và uy tín; quá trình công tác và ưu, khuyết điểm của người được đề xuất luân chuyển; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển cán bộ.
* Bước 4: Trao đổi với các cơ quan liên quan, công chức được dự kiến luân chuyển:
– Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan liên quan;
– Tổ chức gặp gỡ với công chức được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức luân chuyển.
* Bước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển:
– Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển;
– Cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định luân chuyển;
– Phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện luân chuyển của công chức luân chuyển;
– Phối hợp với các cơ quan có liên quan phân công, bố trí và thực hiện chính sách đối với công chức sau khi luân chuyển.
Thời gian luân chuyển công chức lãnh đạo là bao lâu?
Anh T là công chức lãnh đạo tại một cơ quan tư pháp địa phương K. Anh T nghe nói sắp tới cơ quan sẽ luân chuyển mình sang đơn vị khác để làm việc nên anh T thắc mắc không biết, theo quy định pháp luật hiện hành, Thời gian luân chuyển công chức lãnh đạo là bao lâu, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Căn cứ theo Điều 61 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về thời gian luân chuyển như sau:
Thời gian luân chuyển
Thời gian luân chuyển ít nhất 3 năm (36 tháng) đối với một lần luân chuyển. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian luân chuyển công chức là từ 03 năm công tác trở lên.
Ngoài ra, sẽ có một số trường hợp đặc biệt, thời gian luân chuyển công chức nêu trên sẽ bị thay đổi. Việc thay đổi thời gian luân chuyển sẽ do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ luân chuyển công chức lãnh đạo“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác như Cấp sổ đỏ lần đầu. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào khoản 1 Điều 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về thẩm quyền trong việc thực hiện luân chuyển công chức như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển
Thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật.
Như vậy, thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật.
Theo Điều 64 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển như sau:
– Công chức luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ đảm nhiệm trước khi luân chuyển thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
– Công chức luân chuyển đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
– Công chức luân chuyển được hưởng các chính sách về bố trí nhà ở công vụ, hỗ trợ đi lại, sinh hoạt phí và các chính sách khác (nếu có).
– Công chức luân chuyển có thành tích đặc biệt xuất sắc (có sáng kiến, sản phẩm công tác cụ thể được cấp có thẩm quyền công nhận) được xem xét nâng lương trước thời hạn theo quy định của pháp luật; được ưu tiên khi xem xét bố trí công tác sau luân chuyển.