Chào Luật sư, hiện nay tôi làm nhân viên hành chính cho một công ty xuất nhập khẩu quần áo. Hôm qua, quản lý của tôi có gọi chúng tôi đến họp. Tôi được giao nhiệm vụ làm hồ sơ năng lực. Tuy nhiên, trước giờ tôi chưa từng biết đến loại hồ sơ này. Vậy hồ sơ năng lực gồm những gì theo quy định? Tại sao phải làm hồ sơ năng lực? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề này như sau:
Hồ sơ năng lực (Profile công ty) là gì?
Hồ sơ năng lực (hay thường được biết đến với tên gọi profile công ty) là tài liệu thường được sử dụng trong những thương vụ hợp tác giữa doanh nghiệp của bạn với đối tác và khách hàng.
Bộ hồ sơ năng lực giúp truyền tải thông tin từ bao quát đến cụ thể về doanh nghiệp của bạn. Cụ thể như thông tin về thương hiệu (logo, slogan, sản phẩm doanh nghiệp), tầm nhìn, giá trị cốt lõi, kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động. Và tất nhiên, không thể thiếu là tiềm năng phát triển khi hợp tác giữa đối tác và doanh nghiệp của bạn.
Vai trò của bộ hồ sơ năng lực đối với công ty như thế nào?
Hồ sơ năng lực có một số công dụng sau:
– Gây ấn tượng với khách hàng: Hồ sơ năng lực được xem như là hình ảnh khái quát thu nhỏ của bất kỳ doanh nghiệp nào. Thông qua bộ hồ sơ này, đối tác và khách hàng có thể dễ dàng đánh giá được sự chuyên nghiệp và tiềm năng phát triển của công ty.
Một profile đầy ấn tượng, có điểm nhấn của riêng bạn sẽ tạo được thiện cảm trong mắt đối tác rất nhiều; từ đó tăng thêm phần hứng thú cũng như sự tin tưởng của đối phương khi hợp tác với bạn.
– Tham gia thầu một dự án: Khi tham gia bất kỳ một thương vụ hợp tác dự án nào thì profile công ty là “vũ khí chiến đấu” của mỗi doanh nghiệp, là “vật bất ly thân” của người đại diện đấu thầu. Nó đóng vai trò là nhân viên kinh doanh được gửi đi với nhiệm vụ giao tiếp và thuyết phục khách hàng.
– Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Hồ sơ năng lực là tài liệu mà công ty tự giới thiệu về bản thân và được giới thiệu theo cách nghiệp nghiệp nhất. Do vậy hồ sơ năng lực giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được thông tin, hình thành sự quan tâm, niềm tin và thôi thúc họ tiến tới hợp tác.
– Tham gia dự án lớn hơn: Để tham gia một dự án lớn, bạn cần có một bộ hồ sơ năng lực chuyên nghiệp hơn hoặc ít nhất đáp ứng tiêu chuẩn dự án hoặc đối tác đề ra.
Hồ sơ năng lực gồm những gì theo quy định?
hững thành phần không thể thiếu của một profile bao gồm:
Thư ngỏ
Đôi lời chào hỏi thay mặt cho người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty (thường là giám đốc) là thứ đầu tiên mà người nhận được profile sẽ xem. Với giọng văn trang trọng, thân tình, không kém phần hãnh diện tự tin, thư ngỏ sẽ phần nào nêu lên được năng lực lĩnh vực cũng như tầm vóc của mình.
Giới thiệu công ty
Tiếp đến sẽ là những thông tin cơ bản về công ty như là:
- Tên công ty
- Giấy phép kinh doanh
- Lĩnh vực hoạt động
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Thông tin liên hệ (email, website, địa chỉ, số điện thoại, fax).
- Phương châm hoạt động
- Tầm nhìn
- Sứ mệnh
- Giá trị cốt lõi
Năng lực công ty
- Năng lực nhân sự: Sơ đồ tổ chức, ban lãnh đạo và nhân sự chủ chốt và quy mô nhân sự.
- Năng lực sản xuất, thi công: Để thể hiện nhóm năng lực này, bạn cần đưa ra những hình ảnh minh họa cụ thể về quy trình sản xuất, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị và nhà xưởng.
- Năng lực tài chính: Được coi là cơ sở để nhà đầu tư có căn cứ để đưa ra quyết định có đầu tư hay không.
Thành tích đạt được
Những thông tin về dự án, bằng khen, giấy khen mà doanh nghiệp đã đạt được sẽ thêm phần tạo sự tin tưởng nơi đối tác và khách hàng. Điều này giúp bộ hồ sơ đạt hiệu quả quảng bá thương hiệu tốt hơn cho doanh nghiệp.
Bố cục của một bộ hồ sơ năng lực bao gồm những gì?
Một bộ hồ sơ năng lực thông thường của doanh nghiệp sẽ được thiết kế và in ấn đóng quyển, trung bình khoảng 20 trang trở lên. Và có thể có được bộ hồ sơ năng lực thực sự ấn tượng nó phải phụ thuộc vào 02 yếu tố đó chính là nội dung và hình thức.
– Bố cục nội dung:
Trang đầu tiên của một hồ sơ năng lực chính là thư ngõ. Đây chính là đôi lời chào hỏi của công ty đó dưới sự thay mặt của Giám đốc hoặc người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty. Trong phần thư ngỏ này, doanh nghiệp cũng phần nào thể hiện được lĩnh vực cũng vực tầm vóc của mình cho khách hàng thấy được. Khi viết thư ngỏ, giọng văn trang trọng, thân tình và tràn đầy sự tự tin hãnh diện của doanh nghiệp mình.
Tiếp đến là giới thiệu khái quát về công ty. Phần nội dung này chắc chắc không thể không có trong hồ sơ năng lực. Giới thiệu công ty thường là những nội dung khái quát nhất, ví dụ: lĩnh vực, quy mô hoạt động, khu vực hoạt động, quy mô nhân sự, giấy phép kinh doanh, ngày thành lập, thời gian hoạt động, tổng kế chi nhánh và sản phẩm,…
Thứ ba đó là tầm nhìn và sứ mệnh. Tầm nhìn thể hiện được kế hoạch phát triển trong tương lai gần. Trong khi đó sứ mệnh sẽ chỉ ra được những định hướng mang tính chất xã hội trong thời gian dài hơn.
Thứ tư đó là lĩnh vực hoạt động của công ty. Phần này nên nêu cả các dịch vụ và phạm vi hoạt động.
Thứ năm là cơ cấu tổ chức, có thể được trình bày dưới dạng sơ đồ cũng như trình bày ảnh của nhân viên công ty để thể hiện quy mô nhân sự của công ty.
Các trang tiếp theo sẽ PR chi tiết về các dịch vụ hay sản phẩm nổi bật của doanh nghiệp. Đây là phần sẽ ghi điểm trực tiếp với khách hàng cho nên doanh nghiệp chsu ý nên viết càng cụ thể càng tốt trong hồ sơ năng lực.
Thứ sáu đó là năng lực tài chính, đây được coi như một cơ sở để nhà đầu tư có thể căn cứ và quyết định có đầu tư hay không. Bởi lẽ trong kinh doanh thì năng lực tài chính được xem là khả năng có thể thanh toán nợ nếu kết quả xấu nhất xảy ra trong đầu tư.
Và cuối cùng là các dự án tiêu biểu lẫn giải thưởng. Đây là phân thông tin riêng để bổ sung và hỗ trợ hiệu quả cho quá trình quảng bá doanh nghiệp.
– Hình thức trình bày:
Trong khi trình bày một hồ sơ năng lực, có khá nhiều yếu tố cần phải chú ý, bởi hồ sơ năng lực không chỉ đơn giản là vài tờ tư liệu mà nó được đóng trang gập gáy ngay ngắn như một quyển sổ thực sự, thậm chí còn phải đẹp mắt hơn. Đó cũng là lý do vì sao hiện nay có rất nhiều đơn vị nhận thiết kế hồ sơ năng lực doanh nghiệp chứ không phải ai cũng có thể thiết kế được. Nhìn chung thì sẽ có những yếu tố về hình thức sau:
Thứ nhất đó chính là tone màu và chủ đề của quyền hồ sơ năng lực. Có thể chọn màu chủ đạo dựa theo lĩnh vực mình làm hoặc chọn những gam màu có liên quan đến bộ phận nhận diện thương hiệu của mình. Ví dụ: một bộ hồ sơ năng lực của một công ty môi trường có thể chọn gam màu xanh lá, hay hồ sơ năng lực của một doanh nghiệp về đồ ăn nhanh có thể hướng đến tone màu vàng hoặc đỏ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề: “Hồ sơ năng lực gồm những gì theo quy định?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Ly hôn nhanh Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Có thể bạn quan tâm:
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Câu hỏi thường gặp:
Trang bìa hồ sơ năng lực là cả bộ mặt của công ty. Trên đây phải có đầy đủ logo, tên công ty, slogan, biểu tượng lĩnh vực kinh doanh. Thiết kế chủ đạo thiên về hướng đơn giản, sáng tạo, ấn tượng.
Đây sẽ là ấn tượng đầu tiên khách hàng nhận được nên hãy chú trọng và làm cẩn thận. Bạn nên chọn tông màu chủ đạo liên quan đến ngành nghề, đồng điệu với màu logo.
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì là câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm. Trong đây cần phải có đầy đủ phần giới thiệu, quá trình hình thành phát triển của công ty. Bạn có thể kể ra những dấu mốc quan trọng, quyết định sự thành công để khách hàng thấy được khả năng của mình.
Mở đầu bằng những thông tin cơ bản doanh nghiệp
Nêu rõ hoạt động lĩnh vực của doanh nghiệp
Minh họa bằng những con số chính xác
Sử dụng biểu đồ và hình ảnh
Bốc cục rõ ràng dễ hiểu