Xin chào Luật sư X. Anh trai tôi nghiện ma tuý và gia đình có mong muốn cho anh đi cai nghiện. Tôi có thắc mắc rằng quy định pháp luật về cai nghiện ma tuý như thế nào? Hồ sơ quản lý người nghiện ma tuý tại nơi cư trú gồm những gì? Quyết định quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật Phòng, chống ma túy 2021
- Nghị định 116/2021/NĐ-CP
Cai nghiện ma túy được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 như sau:
“Cai nghiện ma túy là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này.”
Trường hợp nào bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là từ 12 tháng đến 24 tháng.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy 2021 gồm:
(1) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện.
(2) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy.
(3) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.
(4) Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.
Việc lập hồ sơ quản lý người nghiện ma túy trở về từ cơ sở cai nghiện được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 77 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định về việc lập hồ sơ, thủ tục đề nghị quản lý sau cai nghiện ma túy như sau:
“Điều 77. Lập hồ sơ, thủ tục đề nghị quản lý sau cai nghiện ma túy
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người nghiện ma túy trình báo về việc hoàn thành cai nghiện tự nguyện, hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, chấp hành xong biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện ma túy cư trú hoặc nơi phát hiện hành vi vi phạm (đối với người nghiện không có nơi cư trú ổn định) lập hồ sơ, đưa vào danh sách quản lý sau cai nghiện ma túy.
Công an cấp xã giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp lập hồ sơ quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
2. Hồ sơ quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú gồm:
a) Văn bản đề nghị của Trưởng cơ quan Công an cấp xã gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp theo Mẫu số 50 Phụ lục II Nghị định này;
b) Bản lý lịch tóm tắt của người bị đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện theo Mẫu số 30 Phụ lục II Nghị định này, kèm theo một trong các loại giấy tờ sau: giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện; giấy xác nhận hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; giấy xác nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
Như vậy, theo quy định trên thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người nghiện ma túy trình báo về việc hoàn thành quyết định tại cơ sở cai nghiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện ma túy cư trú hoặc nơi phát hiện hành vi vi phạm (đối với người nghiện không có nơi cư trú ổn định) lập hồ sơ, đưa vào danh sách quản lý sau cai nghiện ma túy.
Công an cấp xã giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp lập hồ sơ quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú đối với các đối tượng nghiệm ma túy này.
Cơ quan nào chịu trách nhiệm lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Căn cứ theo quy định tại khoản 56 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
“1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Trường hợp người nghiện ma túy do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó;
d) Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
đ) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.
2. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.”
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có khu vực riêng cho người dưới 18 tuổi hay không?
- Tự nguyện cai nghiện có bị phạt vi phạm hành chính vì sử dụng trái phép chất ma túy?
- Hỗ trợ chi phí cai nghiện ma túy trong trường hợp nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Hồ sơ quản lý người nghiện ma tuý tại nơi cư trú gồm những gì?“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy định của pháp luật về vấn đề thắc mắc của bạn
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, thủ tục tạm ngừng doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu, xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 46 Luật Phòng chống ma túy 2021 quy định như sau:
“1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống ma túy; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin tội phạm về ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy theo thẩm quyền.
3. Tổ chức công tác giám định chất ma túy và tiền chất.
4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.
5. Hướng dẫn việc lập danh sách người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy.
6. Chủ trì thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy; quản lý thông tin tội phạm về ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy và kết quả kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.“
Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp đưa ra khỏi danh sách người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy đối với các trường hợp sau đây:
Trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này mà không phát hiện người đó sử dụng trái phép chất ma túy;
Người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy phải thi hành án phạt tù;
Người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển đến cư trú ở địa phương khác;
Người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy chết, bị Tòa án tuyên bố mất tích.
– Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy; phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
– Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy.
– Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên sử dụng trái phép chất ma túy.