Chào Luật sư, Tôi rất quan tâm đến vấn đề công tác quy hoạch cán bộ năm 2022. Tôi được biết Ban Tổ chức Trung ương có hướng dẫn về một số nội dung cụ thể về công tác quy hoạch cán bộ. Luật sư cho tôi hỏi: phương châm quy hoạch động và mở là gì? Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch cán bộ kéo dài trong bao lâu? Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cán bộ thuộc về ai? và hồ sơ quy hoạch cán bộ gồm những gì? nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin các câu hỏi trên Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Quy định số 50-QĐ/TW
- Nghị quyết 42-NQ/TW năm 2004
- Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW
Quy hoạch cán bộ là gì?
Quy hoạch cán bộ là khâu quan trọng, nhiệm vụ thường xuyên nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, có triển vọng phát triển để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Việc xác định tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, chức danh quy hoạch, dự báo nhu cầu sử dụng cán bộ phải xuất phát từ tình hình đội ngũ cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị trong từng nhiệm kỳ và định hướng nhiệm kỳ kế tiếp.
Quy định về công tác quy hoạch cán bộ còn nhằm rà soát, đánh giá toàn diện nguồn cán bộ trước khi đưa vào danh sách giới thiệu nhân sự quy hoạch; bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công bằng, công tâm, công khai, minh bạch, đúng quy trình, thẩm quyền. Không đề xuất, phê duyệt quy hoạch những trường hợp không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện.
Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch cán bộ kéo dài trong bao lâu?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn 16-HD/BTCTW năm 2022 quy định thời gian như sau:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được tờ trình, hồ sơ nhân sự cấp có thẩm quyền phải xem xét, phê duyệt quy hoạch theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết, cấp có thẩm quyền có thể kéo dài thời gian nhưng không được quá 15 ngày làm việc.
Quy định về độ tuổi để đưa vào quy hoạch cán bộ
Theo quy định tại Mục III.1 Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 và Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW, độ tuổi để được quy hoạch cán bộ phải đảm bảo yêu cầu sau đây:
- Thứ nhất, đối với những đồng chí lần đầu tham gia phải đủ tuổi để có thể công tác từ hai nhiệm kỳ trở lên hoặc ít nhất phải trọn một nhiệm kỳ; những đồng chí tiếp tục đảm nhiệm chức vụ hiện giữ nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ hoặc ít nhất được 2/3 nhiệm kỳ; những trường hợp này cần xem xét con người và hoàn cảnh cụ thể để quyết định; không máy móc, cứng nhắc về độ tuổi.
- Thứ hai, riêng đối với những trường hợp cán bộ đưa vào quy hoạch trong các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương thì chỉ đưa vào quy hoạch chức vụ cao hơn đối với những đồng chí còn đủ tuổi bổ nhiệm trong nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo. Các đồng chí được bổ sung vào quy hoạch của nhiệm kỳ hiện tại cũng cần đủ tuổi công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ bổ nhiệm (5 năm).
Lưu ý:
- Độ tuổi để xác định đưa vào quy hoạch đối với cấp ủy sẽ được tính tại thời điểm tiến hành đại hội đảng bộ. Riêng với các chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan Nhà nước chính là thời điểm bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
- Những cán bộ đã có trong quy hoạch sẽ phải loại bỏ nếu độ tuổi của họ không đảm bảo để bổ nhiệm hoặc ứng cử lần đầu theo quy định.
Cán bộ được đưa vào quy hoạch phải đáp ứng tiêu chuẩn nào ?
Căn cứ để lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch là tiêu chuẩn chức danh cán bao gồm tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 11) và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ, theo các nội dung cơ bản sau:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp ih chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biếu ện tiêu cực khác; tinh thần tự học tập nâng cao trình độ; tính trung thực, công bằng, lách quan, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác; việc chấp hành lính sách, pháp luật của vợ, chồng, con; mối quan hệ với nhân dân…
- Năng lực thực tiễn: thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác; tính chủ động, sáng lo; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập họp, uy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báo tình hình, xử lý hững tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực, địa phương công tác.
- “Uy tín”, thể hiện thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm và kết quả đánh giá án bộ.
- “Sức khoẻ”, bảo đảm sức khoẻ để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức anh quy hoạch.
- Chiều hướng, triển vọng phát triển, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được 0 trí vào chức vụ cao hơn.
Phương châm quy hoạch cán bộ ?
Quy hoạch cán bộ phải bảo đảm phương châm “mở” và “động”:
- Quy hoạch “mở” được hiểu là níột chức danh cần quy hoạch một số người và n người có thể quy hoạch vào một số chức danh; giới thiệu cán bộ vào quy hoạch khô khép kín trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị, không chỉ đưa vào quy hoạch nhữ cán bộ tại chô mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch cả các đồng chí có đủ tiêu chui điều kiện và triến vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn khác.
Đối với cán bộ có trong quy hoạch ở nơi khác, được đề xuất, giới thiệu vào qu hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị mình, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ (ba tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, vụ (ban) tổ chức cán bộ các ban, bộ, ngành, đoàn thể trun ương) cần liên hệ với cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơ vị nơi cán bộ đang công tác để thẩm định, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyc định đưa vào quy hoạch, thông báo cho địa phương, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đan công tác và cá nhân cán bộ đó biết, không tổ chức lấy phiếu giới thiệu đối với nhân SI đó (cả nơi cán bộ đang công tác và nơi đưa cán bộ vào quy hoạch).
Cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm bổ sung nhân sự từ nc khác vào quy hoạch của cấp dưới.
- Quy hoạch “động” là quy hoạch đựợc định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh tho sát sự phát triển của cán bộ; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp qua lấy phiếu tíi nhiệm hằng năm; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển.
Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cán bộ thuộc về ai?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 16-HD/BTCTW năm 2022 quy định thẩm quyền như sau:
- Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt quy hoạch các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (trừ trường hợp nhân sự là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng) và các chức danh lãnh đạo, quản lý phải lấy ý kiến thẩm định của các ban, cơ quan đảng ở Trung ương theo quy định hiện hành của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (không bao gồm chức danh ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương).
- Các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị phê duyệt quy hoạch đối với các chức danh cấp ủy, lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của mình theo quy định hiện hành của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Hồ sơ quy hoạch cán bộ gồm những gì?
Hồ sơ quy hoạch cán bộ gồm các thành phần sau đây:
- Sơ yếu lý lịch, tóm tắt tiểu sử (theo mẫu đính kèm) do cá nhân sự khai, được đơn vị có thẩm quyền xác minh;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ…..;
- Giấy công nhận văn bằng đối với cán bộ học thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài (đối với văn bằng cao nhất);
- Bảng kê khai tài sản, thu nhập (kê khai lần đầu);
- Giấy khám sức khỏe theo quy định hiện hành;
- Nhận xét, đánh giá của Chi bộ, thường vụ đảng ủy đơn vị nơi cán bộ công tác;
- Nhận xét của đại diện cấp ủy nơi cán bộ cư trú thường xuyên về trách nhiệm công dân của cán bộ và gia đình cán bộ;
- Các biên bản họp và biên bản kiểm phiếu tại các Hội nghị.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục xin xác định ranh giới đất hiện nay
- Căn cứ xác định đất có tranh chấp hiện nay
- Thời hạn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất là bao lâu?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hồ sơ quy hoạch cán bộ gồm những gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, giá thu hồi đất, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, giá đất đền bù giải tỏa, tư vấn luật đất đai… của chúng tôi;, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2 Điều 49 Luật cán bộ công chức 2008 sửa đổi 2019 quy định: Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 1,2 Điều 79 Luật cán bộ công chức 2008 sửa đổi, bổ sung 2019 quy định: công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không bị áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương.
Hiện nay, hướng dẫn xếp lương của cán bộ vẫn được thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP với các bảng lương:
– Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
– Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.