Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất cần những giấy tờ gì?

bởi Ngọc Gấm
Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất cần những giấy tờ gì?

Chào Luật sư, gia đình tôi có ra ngân hàng vay vốn 3 tỷ đồng và có thế chấp căn nhà mặt tiền trung tâm quận 7. Tuy nhiên sau khi ký kết hợp đồng xong ngân hàng bảo gia đình chúng tôi cần ra Văn phòng đăng ký đất đai Quận với họ để làm hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất cần những giấy tờ gì được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất cần những giấy tờ gì?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Thế chấp quyền sử dụng đất là gì?

Thế chấp quyền sử dụng đất chính là việc bạn tiến hành đăng ký thế chấp tài sản của bạn tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh. Kể từ ngày mà bạn tiến hành thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất của bạn sẽ giao cho bên thứ 3 (ngân hàng nơi bạn tiến hành thế chấp tài sản). Tuỳ vào giá trị của quyền sử dụng đất của bạn mà sẽ có các mức giá khác nhau trong việc tiến hành đăng ký thế chấp. Tuy nhiên tựu trung lại theo thực tế cho thấy, các ngân hàng chỉ thường cho phép thế chấp và số tiền thế chấp khoảng 70% giá trị đất đai.

Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:

– Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

– Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Trường hợp nào phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất?

Để phía ngân hàng, văn phòng đăng ký đất đai và người dân có thể xác định được một cách dễ dàng việc khi nào phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo đảm tài sản (thế chấp quyền sử dụng đất), pháp luật Việt Nam đã ban hành quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BTP về các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Việt Nam. Dựa theo quy định đó các bên sẽ biết được các giao dịch nào của mình sẽ phải tiến hành đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2019/TT-BTP quy định về các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như sau:

– Các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm:

  • Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất;
  • Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất;
  • Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất;
  • Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
  • Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
  • Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng không phải là nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khác theo quy định của pháp luật;
  • Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký;
  • Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp;
  • Xóa đăng ký thế chấp.

– Trường hợp đăng ký thế chấp theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 4 thì thực hiện như đối với đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là nhà ở, công trình xây dựng.

– Việc đăng ký thế chấp quy định tại khoản 1 Điều 4 được thực hiện đối với các trường hợp thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên thế chấp, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người khác hoặc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của cả bên thế chấp và của người khác.

Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất cần những giấy tờ gì?

Hiện nay theo quy định tại Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu, có 03 loại giấy tờ hành chính cần thiết khi người dân và ngân hàng tiến hành đăng ký thủ tục đất đai tại Việt Nam. Một là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01a, hai là hợp đồng thế chấp tài sản tại ngân hàng, ba là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu như sau:

– Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01a tại Phụ lục (01 bản chính).

– Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực trong trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

– Giấy chứng nhận (bản gốc), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định này.

Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất cần những giấy tờ gì?
Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất cần những giấy tờ gì?

Trình tự, thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất

Để thuận tiện cho người dân trong công tác thực hiện các thủ tục hành chính về việc thế chấp quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã, pháp luật Việt Nam đã ban hành công văn số Quyết định số 1839/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về trình tự, thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất. Dựa vào công văn đó người dân sẽ biết thủ tục thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất sẽ như thế nào.

Theo quy định tại Quyết định số 1839/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về trình tự, thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ:

– Đối với người yêu cầu đăng ký là pháp nhân, nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh;

– Đối với người yêu cầu đăng ký là Hộ gia đình, cá nhân, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện;

– UBND cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã;

b) Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; Giấy chứng nhận; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.

c) Trả kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã.

Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

– Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

– Nộp trực tiếp;

– Qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu yêu cầu đăng ký có chứng nhận của Văn phòng đăng ký đất đai; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp hồ sơ có Giấy chứng nhận.

Phí đăng ký biện pháp bảo đảm: 80.000 đồng/hồ sơ

 Đối tượng miễn, không thu phí: Hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng; Các cá nhân, hộ gia đình khi đăng ký giao dịch bảo đảm để vay vốn tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh theo quy định của khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 6/9/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01/ĐKTC – Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BTP ngày 25/11/2019)

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất cần những giấy tờ gì?. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Xoá thế chấp mất bao lâu?

Theo quy định tại điểm n khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau: 
Đối với việc xoá đang ký thế chấp quyền sử dụng đất sẽ mất 03 ngày tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều 61 được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sổ đỏ như thế nào?

– Số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật dân sự.
– Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
– Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất được quy định như thế nào?

– Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm