Hồ sơ xin việc có cần giấy khai sinh không?

bởi Thu Tra
Hồ sơ xin việc có cần giấy khai sinh không

Xin chào Luật sư, hiện nay em đang làm sinh viên năm nhất muốn đi làm thêm ở một cửa hàng kinh doanh. Theo như yêu cầu tuyển dụng của cửa hàng khi tuyển nhân viên cần hồ sơ xin việc nhưng do lần đầu làm hồ sơ nên em cũng không biết phải làm thế nào, cần những giấy tờ gì. Vậy luật sư cho em hỏi trong hồ sơ xin việc có cần giấy khai sinh không?

Mong Luật sư sớm phản hồi lại em. Em xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đến Luật sư X mời bạn và các độc giả theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý:

Quy định pháp luật về tuyển dụng lao động

Căn cứ theo Điều 11 Bộ luật Lao động năm 2019 thì việc tuyển dụng lao động được quy định như sau:

“Điều 11. Tuyển dụng lao động

  1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
  2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.”

Bên cạnh đó, khi tuyển dụng, doanh nghiệp thường công khai và đảm bảo có ít nhất một vài nội dung sau đây:

+) Nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lượng cần tuyển

+) Loại hợp đồng dự kiến giao kết

+) Mức lương dự kiến

+) Điều kiện làm việc cho từng vị trí công việc.

Quy định pháp luật về thủ tục trìnhh tự tuyển lao động

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 03/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:

“Điều 7. Thủ tục, trình tự tuyển lao động

1. Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động. Nội dung thông báo bao gồm:

a) Nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lượng cần tuyển;

b) Loại hợp đồng dự kiến giao kết;

c) Mức lương dự kiến;

d) Điều kiện làm việc cho từng vị trí công việc.

2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây:

a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;

b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;

c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;

d) Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

3. Khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm quản lý hồ sơ và thông báo cho người lao động thời gian tuyển lao động.

4. Người sử dụng lao động, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai kết quả tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động.

5. Trường hợp người lao động không trúng tuyển hoặc không tham gia dự tuyển, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải trả lại đầy đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động yêu cầu.

6. Người sử dụng lao động chi trả các chi phí cho việc tuyển lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh các khoản chi phí sau đây:

a) Thông báo tuyển lao động;

b) Tiếp nhận, quản lý hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động;

c) Tổ chức thi tuyển lao động;

d) Thông báo kết quả tuyển lao động.

Trường hợp tuyển lao động thông qua tổ chức dịch vụ việc làm thì người sử dụng lao động phải thanh toán tiền phí dịch vụ việc làm về tuyển lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật.”

Hồ sơ xin việc có cần giấy khai sinh không
Hồ sơ xin việc có cần giấy khai sinh không?

Hồ sơ xin việc có cần giấy khai sinh không?

Quy định pháp luật về hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động

Dựa theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 03/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm về hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động cụ thể như sau:

“Điều 7. Thủ tục, trình tự tuyển lao động

…2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây:

a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;

b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;

c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;

d) Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật…”

Trên thực tế, khi doanh nghiệp hay người sử dụng lao động lựa chọn ứng viên và thuận lợi hơn trong việc quản lý người lao động sau khi được tuyển vào làm thì thường người lao động phải cố hồ sơ sau:

  • Đơn xin việc;
  • Sơ yếu lý lịch;
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe;
  • Các giấy tờ cần thiết khác như bản photo công chứng giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…

Như vậy, trong hồ sơ xin việc của bạn cần có giấy khai sinh bản photo công chứng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hồ sơ xin việc có cần giấy khai sinh không”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ làm giấy khai sinh cho con, căn cước công dân phải mặc áo gì, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,…  của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quy định pháp luật về thời gian thử việc

Căn cứ theo điều 25 Bộ Luật lao động 2019 thì:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
+ Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
+ Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
+ Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Một vài lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc gồm những gì?

Đề khiến người lao động trở nên ấn tượng đối với người sử dụng lao động bạn cần một vài tip nhỏ như sau:
+) Thông tin trong đơn xin việc phải chính xác, đầy đủ và trung thực.
+) Tránh những lỗi không đáng có như chính tả, dấu câu, dùng nhiều loại mực khác nhau khi viết.
+) Nội dung cần ngắn gọn, súc tích, mạch lạc, lời giới thiệu khoa học, rõ ràng, thuyết phục.
+) Bạn nên tham khảo các mẫu cv có sẵn để sơ yếu lý lịch gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
+) Chỉ cần chuẩn bị từ 2-3 bộ hồ sơ gốc (hồ sơ có công chứng).
+) Chuẩn bị 5-10 bộ hồ sơ photo (lưu lại bộ gốc) khi nào làm chính thức mới nộp hồ sơ gốc.

Quy định pháp luật về thẩm quyền đăng ký khai sinh

– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.
– Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.
– Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm