Chào Luật sư; tôi có kiện hàng xóm vì tranh chấp quyền sử dụng đất. Hôm qua tôi có nhận được thông báo mời hòa giải. Không biết thủ tục hòa giải hiện nay được quy định như thế nào? Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự có đúng không? Tại sao cần có thủ tục hòa giải trước khi tiến hành xét xử ngoài Tòa án? Không tham gia hòa giải thì có được hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Hòa giải là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Hòa giải; đối thoại tại Tòa án 2020; Hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên; tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ án hành chính; nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải phải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Luật này.
Nguyên tắc tiến hành hòa giải hiện nay ra sao?
– Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án; Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206; và Điều 207 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
– Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
+ Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự; không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
+ Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự; không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.
Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự có đúng không?
Hòa giải KHÔNG PHẢI LÀ THỦ TỤC BẮT BUỘC trong một vụ án dân sự. Hay nói cách khác; có những vụ án dân sự không được hòa giải; hoặc không tiến hành hòa giải được; hoặc có những vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục rút gọn; thì không trải qua giai đoạn hòa giải.
Những vụ án dân sự không được hòa giải
Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; những vụ án dân sự không được hòa giải bao gồm:
- Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước.
- Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật; hoặc trái đạo đức xã hội.
Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
Theo quy định tại Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được bao gồm:
- Bị đơn, người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vẫn cố tình vắng mặt.
- Đương sự không thể tham gia hòa giải được; vì có lý do chính đáng.
- Đương sự là vợ hoặc chồng; trong vụ án ly hôn; là người mất năng lực hành vi dân sự.
- Một trong các đương sự; đề nghị không tiến hành hòa giải.
Thủ tục tiến hành phiên hòa giải hiện nay thế nào?
- Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp; tiếp cận; công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp; Thẩm phán phải thông báo cho đương sự; người đại diện hợp pháp của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian; địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
- Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp; tiếp cận; công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
- Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên; trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp; tiếp cận; công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán; Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu; chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết; Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình; nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ; chồng; con có liên quan đến vụ án.
Những người có thẩm quyền yêu cầu không thực hiện hòa giải
Pháp luật nước ta luôn đề cao và tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các đương sự; vì vậy đương sự là một trong những chủ thể có quyền đề nghị không tiến hành hòa giải (Theo khoản 4 Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự).
Ngoài ra; Thẩm phán cũng có thẩm quyền quyết định không tiến hành hòa giải trong trường hợp vụ án dân sự thuộc trường hợp không được hòa giải; không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và 207 Bộ luật tố tụng dân sự). Lúc này; Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp; tiếp cận; công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
Nội dung đơn yêu cầu không thực hiện hòa giải
Nếu có mong muốn không thực hiện hòa giải; một trong các đương sự có quyền yêu cầu Tòa án không thực hiện hòa giải thông qua đơn đề nghị ghi rõ các thông tin sau đây:
- Ngày; tháng; năm làm đơn yêu cầu;
- Tên cơ quan có thẩm quyền tổ chức hòa giải;
- Họ và tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân; địa chỉ cư trú; địa chỉ liên hệ; số điện thoại của người yêu cầu không tổ chức hòa giải;
- Nội dung yêu cầu không tiến hành hòa giải;
- Lý do yêu cầu không tiến hành hòa giải;
- Tài liệu; chứng cứ chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu không tiến hành hòa giải.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu hòa giải
Các bên trong vụ việc tranh chấp đất đai gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai và tài liệu; chứng cứ kèm theo (nếu có) đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tranh chấp đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra
Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm tra; xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp; thu thập giấy tờ; tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất; quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.
Bước 3: Thành lập Hội đồng hòa giải
Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã; phường; thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn; ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã; phường; thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính; cán bộ tư pháp xã; phường; thị trấn. Tùy vào từng trường hợp cụ thể; có thể mời đại diện Hội Nông dân; Hội Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Bước 4: Thực hiện hòa giải
Cuộc họp hòa giải diễn ra và có sự tham gia của các bên tranh chấp; thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan.
Cuộc họp hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Nếu như tại cuộc họp hòa giải có một bên tranh chấp hoặc người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan vắng mặt thì phải hoãn cuộc họp hòa giải và tổ chức lại cuộc họp hòa giải lần thứ hai. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Mời bạn tham khảo
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
- Hợp đồng thời vụ có thời hạn là bao nhiêu?
- Thuế suất thông thường là gì?
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp; uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp; tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty; giấy phép flycam. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về vấn đề hòa giải tranh chấp thì hiện nay không có quy định giới hạn số lần; hay nói cách khác là 1 vụ việc có thể được hòa giải đi; hòa giải lại nhiều lần.
Nền tảng của hòa giải thương mại là việc các bên thỏa thuận về việc sử dụng phương thức hòa giải trong tranh chấp thương mại.
Theo quy định hiện hành; thỏa thuận hòa giải là “thỏa thuận giữa các bên về quyền giải quyết tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng phương thức hòa giải” (Khoản 2 Điều 3 NĐ 22/2017/NĐ-CP).
Tính tự nguyện;
Tính lựa chọn;
Tính độc lập.