Hôn nhân làm mối quan hệ chủ yếu trong xã hội từ xưa đến nay. Hôn nhân là cái nôi hình thành một gia đình; vừa là một mối quan hệ đặc biệt được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật. Hôn nhân thực tế thông thường được hiểu là; việc hai bên nam, nữ có chung sống và quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, về mặt pháp luật thì hôn nhân thực tế phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Vậy ” hôn nhân thực tế trước năm 1987″được hiểu như thế nào? quy định ra sao?.
Câu hỏi: Ông bà tôi kết hôn vào năm 1980; vậy thì theo quy định của pháp luật hiện nay; thì việc kết hôn của ông bà có được coi là hôn nhân thực tế trước năm 1987 không?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Hôn nhân thực tế trước năm 1987 là gì?
Hôn nhân thực tế là một thuật ngữ pháp lý; để chỉ những trường hợp hai bên nam nữ chung sống trong quan hệ vợ chồng; đã được gia đình, xã hội thừa nhận; nhưng chưa được đăng ký tại cơ quan hộ tịch, chưa được cấp giấy chứng nhận kết hôn. Hiện nay, hôn nhân thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau; tuy nhiên hầu hết các quan điểm đều yêu cầu hai bên nam nữ đáp ứng đầy đủ hai điều kiện sau:
– Về hình thức: Hai bên chung sống với nhau như vợ chồng; trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà không đăng ký kết hôn.
– Về nội dung: Hai bên nam, nữ phải tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn; theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình.
Như vậy, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng; và được công nhận là hôn nhân thực tế phải đáp ứng cả điều kiện về nội dung và hình thức.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng; sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn; nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên; và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày. Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ; với tư cách là vợ chồng. Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật; thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý; làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng.
Việc công nhận hôn nhân thực tế trước năm 1987
Liên quan đến việc xác nhận tình trạng hôn nhân đối với trường hợp; nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 nhưng không đăng ký kết hôn. Hiện tại, hai bên không còn tiếp tục chung sống nữa. Tại khoản 2 điều 44 nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp
2. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987; mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày; các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn; được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Đồng thời, khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định; “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực; thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội; thì “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987; ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn; thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết; theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”. Như vậy, đối với những trường hợp nam nữ chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987; hiện họ chưa đăng ký kết hôn; thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng (hôn nhân thực tế).
Đồng thời, theo hướng dẫn tại điểm c mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001; thì “Được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng; nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
– Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
– Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
– Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng; là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình; (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau; được người khác hay tổ chức chứng kiến; hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau xây dựng gia đình”.
Do đó, trường hợp hai bên chung sống với nhau như vợ chồng; trước thời điểm ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn; do vậy sẽ áp dụng quy định của Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội; về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; và Thông tư số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001; hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10; để xem xét tính hợp pháp của quan hệ chung sống giữa hai bên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Hôn nhân thực tế trước năm 1987” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền. Hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Hôn nhân thực tế là một thuật ngữ pháp lý để chỉ những trường hợp hai bên nam nữ chung sống trong quan hệ vợ chồng, đã được gia đình, xã hội thừa nhận nhưng chưa được đăng ký tại cơ quan hộ tịch, chưa được cấp giấy chứng nhận kết hôn.
– Về hình thức: Hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà không đăng ký kết hôn.
– Về nội dung: Hai bên nam, nữ phải tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình.
Như vậy, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng và được công nhận là hôn nhân thực tế phải đáp ứng cả điều kiện về nội dung và hình thức.
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội; thì “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987; ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn; thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết; theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”.