Hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu năm 2023

bởi Sao Mai
Hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu

Chào Luật sư, Tôi tên Minh hiện nay tôi đã 60 tuổi nghê nghiệp hiện tại của tôi là tài xế cho một cơ quan nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vào cuối tháng 10 tôi đã nhận quyết định nghỉ hưu. Nay do nhu cầu lịch công tác cuối năm dày đặc và bản thân tự cảm nhận sức khỏe vẫn còn đủ để làm việc nên tôi có đề nghị nguyện vọng của mình được làm việc tiếp tại Cơ quan. Do đó Cơ quan có ý định sẽ ký hợp đồng lao động với tôi vào cuối tháng 12 để tôi tiếp tục làm nhiệm vụ lái xe. Cho tôi hỏi đối với trường hợp của tôi thì Cơ quan phải giao kết hợp đồng có thời hạn hay không thời hạn với tôi?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp vấn đề nêu trên. Mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết về “Hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu” dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật lao động 2019

Nghị định 135/2020/NĐ-CP 

Pháp luật quy định về độ tuổi nào nghỉ hưu?

Theo Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

Điều 169. Tuổi nghỉ hưu

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Và Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định:

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

2. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động namLao động nữ
Năm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưuNăm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưu
202160 tuổi 3 tháng202155 tuổi 4 tháng
202260 tuổi 6 tháng202255 tuổi 8 tháng
202360 tuổi 9 tháng202356 tuổi
202461 tuổi202456 tuổi 4 tháng
202561 tuổi 3 tháng202556 tuổi 8 tháng
202661 tuổi 6 tháng202657 tuổi
202761 tuổi 9 tháng202757 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi62 tuổi202857 tuổi 8 tháng
  202958 tuổi
  203058 tuổi 4 tháng
  203158 tuổi 8 tháng
  203259 tuổi
  203359 tuổi 4 tháng
  203459 tuổi 8 tháng
  Từ năm 2035 trở đi60 tuổi

Quy định liên quan đến hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu

Theo Điều 148 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về người lao động cao tuổi và sử dụng người lao động cao tuổi như sau:

Điều 148. Người lao động cao tuổi

1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.

2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.”

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 2, khoản 3 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019:

Người lao động cao tuổi có các quyền sau:

– Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

– Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.

– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.

– Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

– Đình công.

– Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Nghĩa vụ của người lao động cao tuổi

Tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, người lao động cao tuổi có các nghĩa vụ sau:

– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

– Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu
Hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu

Ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hay không thời hạn đối với người đã nghỉ hưu?

Căn cứ Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc sử dụng người lao động cao tuổi như sau:

– Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

– Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

– Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Như vậy, quyền và nghĩa vụ của người lao động cao tuổi vẫn giống với người lao động bình thường, tuy nhiên sẽ có những chính sách, ưu đãi riêng để phù hợp với điều kiện độ tuổi và sức khỏe của người lao động cao tuổi.

Căn cứ vào Điều 20 Bộ luật Lao động 2019  người sử dụng lao động có thể ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động cao tuổi. Nếu người sử dụng lao động và người lao động cao tuổi ký hợp đồng lao động xác định thời hạn thì có thể tiến hành giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lận, không bị giới hạn chỉ 02 lần như đối với các trường hợp thông thường.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ làm sổ đỏ nhanh hà nội… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Người lao động nghỉ hưu có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ Theo Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam quy định:
“Điều 4. Đổi tượng tham gia:
Người lao động là công dân Liệt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gỗm.
1.1. Người làm việc theo HHĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 08 tháng đến dưới 12 thẳng, kế cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại điện theo pháp luật của người dưới 1Š tuôi theo quy định của pháp luật về lao động;
1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 thắng đến dưới 08 thắng.
Căn cứ theo Luật BHXH – Luật số: 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định:
“Điều ó1. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đồng bảo hiểm xã hội.”
Và Điều 123. Quy định chuyên tiếp
Thì Người nghỉ hưu đi làm mà đang hưởng lương hưu thì không phải đóng BHXH

Có được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại?

Vấn đề này được khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Sử dụng người lao động cao tuổi

3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng người lao động cao tuổi để làm những nghề, công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động cao tuổi.
Trong trường hợp người sử dụng lao động bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn thì có thể sử dụng người lao động cao tuổi để làm những nghề, công việc như trên.

Người sửa dụng lao động có được yêu cầu người lao động cao tuổi làm thêm giờ?

Bộ luật Lao động 2019 không có quy định nào hạn chế việc sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ. Tuy nhiên, khi sử dụng những người này làm thêm giờ, người sử dụng lao động cũng cần đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019:
– Phải được sự đồng ý của người lao động;
– Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm với công việc bình thường, không quá 300 giờ/năm với một số công việc như: Sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, điện tử; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông; cấp, thoát nước….
Như vậy, người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ nếu như người đó đồng ý, đồng thời phải đảm bảo được điều kiện về số giờ làm thêm.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm