Hợp đồng lao động là thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ việc làm. Việc xác định chính xác hợp đồng lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp lao động, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Việc xác định loại hợp đồng lao động phù hợp bao hàm việc đánh giá việc đơn phương chấm dứt hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động trong thời hạn báo trước có đúng pháp luật hay không để xem xét đến lợi ích hợp pháp của mỗi bên, bởi đây là một trong những tiêu chí quan trọng. Mời bạn đọc tham khảo thêm trong bài viết “Hợp đồng lao động với người lao động đặc biệt năm 2023” sau đây nhé!
Hợp đồng lao động là gì?
Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói có thể có người làm chứng, nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra tòa và bên thua sẽ chịu mọi phí tổn.
Quy định tại Điều 13, Bộ luật Lao động 2019 cũng đã chỉ rõ khái niệm hợp đồng lao động như sau:
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Theo đó, HĐLĐ mang tính chất thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, trong đó người sử dụng lao động có trả công, tiền lương cho người lao động. Các văn bản dù không đặt tên là HĐLĐ tuy nhiên có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và có sự quản lý, giám sát, điều hành của người sử dụng lao động thì thỏa thuận đó cũng được coi là hợp đồng hợp lệ.
Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải thực hiện giao kết HĐLĐ với người lao động. Điều này đảm bảo việc cả người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện hợp đồng theo những gì đã thỏa thuận và nhận được sự đồng thuận của cả hai bên.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Nguyên tắc giao kết HĐLĐ: Người lao động và người sử dụng lao động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Các bên có thể tự do giao kết HĐLĐ nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Hình thức của HĐLĐ: Hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản, được làm thành 2 bản mỗi bên sẽ giữ 01 bản.
Hợp đồng lao động có thể là hợp đồng giấy, hợp đồng điện tử (giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu) hoặc hợp đồng miệng. Tuy nhiên, hợp đồng miệng chỉ áp dụng khi thời hạn hợp đồng dưới 01 tháng trừ các trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định.
Hợp đồng lao động với người lao động đặc biệt năm 2023
Hợp đồng lao động với người lao động đặc biệt gồm những lao động như sau:
- Lao động chưa thành niên
- Người lao động cao tuổi
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Người lao động nước ngoài
- Người lao động là người khuyết tật
- Lao động là người giúp việc gia đình
- Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không
Chủ thể của hợp đồng lao động
Chủ thể của HĐLĐ gồm người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó:
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đối với từng trường hợp mà pháp luật có quy định riêng. Cụ thể:
- Đối với người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam: Điều 169 BLLĐ
- Đối với người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: Điều 168 BLLĐ
Ngoài ra, trong một số trường hợp pháp luật quy định ngoại lệ về điều kiện chủ thể của HĐLĐ, ví dụ: sử dụng lao động dưới 15 tuổi để làm những công việc mà pháp luật cho phép; không được sử dụng lao động nữ, lao động tàn tật, lao động cao tuổi,.. làm những công việc mà pháp luật cấm.
Đối với người lao động, việc giao kết HĐLĐ mang tính trực tiếp, không được ủy quyền ( trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 BLLĐ Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng) Đối với người sử dụng lao động, họ có thể ủy quyền cho người khác kí kết HĐLĐ, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân.
Nội dung chính của hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động giữa các đối tượng, vị trí làm việc khác nhau có thể khác nhau và giao kết dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 21, Bộ luật lao động HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Thông tin của người sử dụng lao động: Tên, địa chỉ, chức danh của người sử dụng lao động, người giao kết HĐLĐ bên phía người sử dụng lao động;
- Thông tin của người lao động: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ CCCD/CMND hoặc hộ chiếu;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Chế độ đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
Ngoài ra nội dung HĐLĐ ở các vị trí và công việc đặc biệt cần có thêm các nội dung:
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
07 lưu ý khi ký hợp đồng lao động
Người lao động khi tham gia giao kết hợp đồng thử việc/ lao động cần lưu ý các vấn đề sau:
1 – Thời gian thử việc tối đa: Thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với người quản lý doanh nghiệp, tối đa là 60 ngày đối với trình độ từ cao đẳng trở lên; 30 ngày đối với trình độ trung cấp; 6 ngày đối với các công việc khác.
Người lao động chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc và không áp dụng thử việc đối với hợp đồng dưới 1 tháng.
2 – Lương thử việc: Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức. Sau khi đạt yêu cầu người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết HĐLĐ ngay.
3 – Lương chính thức: Lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng
4 – Về giấy tờ tùy thân/văn bằng/chứng chỉ: Đơn vị/doanh nghiệp không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
5 – Tiền lương làm thêm giờ: Nếu hợp đồng quy định làm thêm giờ cần xem xét rõ thời gian làm thêm giờ, mức lương làm thêm giờ theo Bộ luật lao động hiện hành.
6 – Quy định về nghỉ lễ tết: 1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép
7 – Các trường hợp phạt vi phạm hợp đồng: Nắm rõ các trường hợp phạt hợp đồng và mức phạt.
Mời bạn xem thêm:
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động năm 2023
- Năm 2023, công ty không ký hợp đồng chính thức có bị xử phạt không?
- Hợp đồng trái đạo đức xã hội là gì?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hợp đồng lao động với người lao động đặc biệt năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp:
Trong các nội dung của HĐLĐ thì thời hạn của hợp đồng được pháp luật lao động quy định cụ thể và thực tế, đây cũng là vấn đề được các bên quan tâm. Thời hạn của HĐLĐ là khoảng thời gian có hiệu lực của HĐLĐ. Thời hạn của HĐLĐ bao gồm:
HĐLĐ không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Loại hợp đồng này thường được áp dụng với công việc thường xuyên, lâu dài. Pháp luật quy định đối với loại hợp đồng này, người lao động có quyền chấm dứt không cần lí do.
HĐLĐ xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
HĐLĐ bằng văn bản được áp dụng cho các loại sau đây:
HĐLĐ không xác định thời hạn
HĐLĐ xác định thời hạn từ ba tháng trở lên
HĐLĐ với người giúp việc gia đình (Điều 180 BLLĐ)
HĐLĐ với nhân viên phục vụ làm thuê cho cơ sở kinh doanh Karaoke ( Khoản 6 Điều 32 Nghị định số 604/VBHN-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng)
HĐLĐ bằng lời nói do các bên thỏa thuận thông qua sự đàm phán thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản, quá trình giao kết có thể có hoặc không có người làm chứng tùy theo yêu cầu của các bên. Khi giao kết bằng lời nói, các bên đương nhiên phải tuân thủ pháp luật về giao kết HĐLĐ. HĐLĐ bằng lời nói được áp dụng đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng.
HĐLĐ bằng hành vi thể hiện thông qua hành vi của các chủ thể khi tham gia quan hệ. Ví dụ: hành vi làm việc của người lao động; hành vi bố trí công việc, trả lương của người sử dụng lao động.