Môi giới thương mại là một trong những loại hình kinh doanh cung cấp dịch vụ phổ biến trong những năm gần đây. Doanh nghiệp khi có nhu cầu môi giới thương mại thì phải thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng môi giới. Nhiều độc giả thắc mắc không biết Mẫu hợp đồng môi giới thương mại năm 2022 là mẫu nào? Đặc điểm của hợp đồng môi giới thương mại được quy định như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng môi giới thương mại được quy định ra sao? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Hợp đồng môi giới thương mại và những điều cần biết” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là hợp đồng môi giới thương mại?
Hợp đồng môi giới thương mại là loại hợp đồng dịch vụ, trong đó có bên môi giới làm trung gian thực hiện các công việc đàm phán, giao kết hợp đồng để mua bán hàng hoá, dịch vụ và sẽ được trả thù lao theo thoả thuận hợp đồng. Hình thức của hợp đồng được thể hiện qua lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Hợp đồng môi giới thương mại tiếng Anh là Commercial brokerage contracts, có thể hiểu là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc nhiều thương nhân.
Đặc điểm của hợp đồng môi giới thương mại
Hình thức của hợp đồng
Hợp đồng môi giới thương mại được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Nội dung của hợp đồng
Hợp đồng có thể gồm các nội dung cơ bản sau:
- Đối tượng của hợp đồng: chính là công việc môi giới. Thỏa thuận về đối tượng của hợp đồng môi giới thương mại bao gồm các thỏa thuận về loại hàng hóa, dịch vụ; số lượng, chất lượng, giá bán,…
- Yêu cầu và kết quả môi giới;
- Thời hạn thực hiện;
- Thù lao môi giới và phương thức thanh toán;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.
Các bên có thể thỏa thuận và bổ sung thêm một số nội dung khác của hợp đồng không trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì các bên sẽ áp dụng những quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Mẫu hợp đồng môi giới thương mại năm 2022
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI
Số: …………
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005;
Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng môi giới thương mại.
Hôm nay, ngày … tháng … năm 2020, tại … chúng tôi gồm có:
Bên được môi giới (sau đây gọi tắt là bên A):
Tên tổ chức: …………….
Địa chỉ trụ sở: ………………..
Mã số doanh nghiệp: …………
Người đại diện theo pháp luật: ………….
Chức vụ: ……………………………..
Điện thoại: ……………………
Email: …………………
Bên môi giới (sau đây gọi tắt là bên B):
Tên tổ chưc: …………………..
Địa chỉ trụ sở: …………….
Mã số doanh nghiệp: …………….
Người đại diện theo pháp luật :……………
Chức vụ: …………………………….
Điện thoại: ………………………
Email: ………………………….
Hai bên thoả thuận và đồng ý ký kết hợp đồng môi giới thương mại với các điều khoản như sau:
Điều 1. Đối tượng của hợp đồng:
Theo yêu cầu của bên A về việc thực hiện hoạt động môi giới thương mại … (ghi rõ các nội dung hoạt động môi giới thương mại, như: làm trung gian cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, …), bên B đảm nhận và thực hiện …
(Đối tượng của hợp đồng môi giới thương mại là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội).
Điều 2. Thời hạn thực hiện hợp đồng:
Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày … / …/ …
Thời gian dự kiến hoàn thành: là … ngày, kể từ ngày …/ …/ … đến hết ngày ngày …/ …/ …
(Bên A và bên B thoả thuận thời hạn cụ thể và ghi vào trong hợp đồng này).
Điều 3. Nghĩa vụ và quyền của bên A:
1. Nghĩa vụ của bên A:
a) Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
b) Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.
(Bên A và bên B thoả thuận các nghĩa vụ cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).
2. Quyền của bên A:
Yêu cầu bên B thực hiện hoạt động môi giới thương mại theo đúng các nội dung đã thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng này.
Trường hợp bên B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hoặc quy định tại hợp đồng này, thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
(Bên A và bên B thoả thuận các quyền cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).
Điều 4. Nghĩa vụ và quyền của bên B:
1. Nghĩa vụ của bên B:
Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
(Bên A và bên B thoả thuận các nghĩa vụ cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).
2. Quyền của bên B:
Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
Được tiến hành các nghiệp vụ trung gian môi giới thương mai, như: … (tuỳ theo từng nội dung hoạt động môi giới thương mại quy định tại Điều 1 của hợp đồng này).
Yêu cầu bên A trả tiền thù lao môi giới theo quy định tại Điều 5 của hợp đồng này.
(Bên A và bên B thoả thuận các quyền cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).
Điều 5. Tiền thù lao môi giới và phương thức thanh toán:
1. Tiền thù lao môi giới: Thực hiện công việc tại Điều 1 là: … đồng (Bằng chữ: …), đã bao gồm … % tiền thuế giá trị gia tăng.
2. Phương thức thanh toán: …
(Bên A và bên B thoả thuận cụ thể về phương thức thanh toán và ghi vào trong hợp đồng này).
Điều 6. Chi phí khác:
Bên A phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên A.
Chi phí khác hai bên thỏa thuận bổ sung nếu xét thấy cần thiết và đúng quy định của pháp luật.
Điều 7. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng:
1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện hoạt động môi giới thương mại hoặc công việc không có lợi cho bên A thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên B biết trước … ngày. Bên A phải trả tiền thù lao môi giới theo phần hoạt động môi giới thương mại hoặc công việc mà bên B đã thực hiện và bồi thường thiệt hại (theo thoả thuận nếu có).
2. Trường hợp bên A vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hoặc quy định tại hợp đồng này thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 8. Phương thực giải quyết tranh chấp:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Các thoả thuận khác:
Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.
Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.
Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Tải về mẫu hợp đồng môi giới thương mại
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng môi giới thương mại
Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới
Quyền của bên môi giới
Tại Điều 153 Luật thương mại 2005 quy định về quyền được hưởng thù lao của bên môi giới.
Theo đó, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Bên môi giới sẽ hưởng thù lao từ việc thực hiện các công việc trong hợp đồng môi giới mà các bên đã ký kết.
Điều này có nghĩa là việc các bên được môi giới không thực hiện hợp đồng đã giao kết hoàn toàn không làm ảnh hưởng tới quyền hưởng thù lao của bên môi giới.
Nếu trong hợp đồng, các bên không thỏa thuận được mức thù lao thì mức thù lao môi giới được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
Nghĩa vụ của bên môi giới
Theo quy định tại Điều 151 Luật Thương mại 2005, nghĩa vụ của bên môi giới thương mại sẽ được xác định như sau nếu không có thỏa thuận nào khác giữa 2 bên môi giới và bên được môi giới:
– Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
– Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới.
– Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.
– Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới
Quyền của bên được môi giới
Luật thương mại 2005 không quy định về quyền của bên được môi giới, tuy nhiên từ các căn cứ về nghĩa vụ của bên môi giới, có thể thấy bên được môi giới có các quyền sau:
– Yêu cầu bên môi giới bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu đã được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới.
– Yêu cầu bên môi giới không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của mình.
Nghĩa vụ của bên được môi giới
Theo quy định tại Điều 152 Luật thương mại 2005, nếu không có thỏa thuận khác bên được môi giới có các nghĩa vụ sau:
– Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
– Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Hợp đồng môi giới thương mại và những điều cần biết” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ làm thủ tục Đổi tên căn cước công dân Bắc Giang. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong Luật Thương mại 2005 không quy định hình thức của hợp đồng môi giới thương mại, do đó, hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hình vi cụ thể.
Nội dung của hợp đồng gồm những nội dung cơ bản sau:
+ Thông tin các bên giao kết hợp đồng: bên môi giới và bên được môi giới
+ Thông tin các dịch vụ bên môi giới cung ứng
+ Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng
+ Mức thù lao bên môi giới được nhận, hình thức, thời hạn thanh toán…
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng
+ Nghĩa vụ của bên môi giới, Nghĩa vụ của bên được môi giới
+ Các điều khoản khác do các bên thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 8 Luật Thương mại 2005 quy định về cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại.
– Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụ thể được quy định tại Luật này.
– Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực được phân công.
– Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.