Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt năm 2023 gồm nội dung nào?

bởi Ngọc Trinh
Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt

Khách hàng: Xin chào Luật sư của LSX. Tôi là một người tiêu dùng của các loại sản phẩm sinh hoạt trong cuộc sống. Trong đó phải kể đến điện sinh hoạt. Có thể thấy điện sinh hoạt là sản phẩm được tất cả mọi người tiêu dùng. Tôi đã theo dõi rất nhiều bài viết của LSX về các lĩnh vực khác nhau như Hành vi mua bán thuốc lá điện tử có bị cấm không?, Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ,… và còn rất nhiều bài khác liên quan đến lĩnh vực dân sự, đất đai. Tôi thấy rất tin tưởng và luôn ủng hộ dịch vụ tư vấn pháp lý của LSX. Nên hôm nay tôi muốn hỏi và nhờ Luật sư tư vấn về vấn đề Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt năm 2023 gồm nội dung nào? Mong Luật sư có thể giải đáp giúp tôi.

LSX: Xin chào quý khách hàng của LSX. Ngay sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu quy định về lĩnh vực điện lực nhé!

Căn cứ pháp lý

Hành vi nào bị cấm trong sử dụng điện?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật điện lực 2004 quy định những hành vi bị cấm trong sử dụng điện như sau:

  • Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
  • Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
  • Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.
  • Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
  • Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
  • Trộm cắp điện.
  • Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.
  • Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
  • Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
  • Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.

Sử dụng đất các loại đất sau cho công trình điện:

  •  Căn cứ quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình điện lực.
  • Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư công trình điện lực phải xác định rõ diện tích đất cần sử dụng và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.
  • Sau khi dự án đầu tư điện lực đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất để chủ đầu tư thực hiện dự án.
  • Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư dự án điện lực lập và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; Bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản; bảo vệ diện tích đất dành cho dự án và hành lang an toàn của công trình điện.

Đối tượng nào được cấp giấy phép hoạt động?

Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp một giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều loại hình hoạt động điện lực. Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;
  • b) Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;
  • Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp sau đây được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực:

  • Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác;
  • Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công nghiệp;
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo;
  • Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.

Tổ chức, cá nhân được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các quy trình, quy trình kỹ thuật quản lý vận hành, các quy định về giá điện, điều kiện về kỹ thuật, an toàn của Luật này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.

Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện là gì?

Đơn vị bán lẻ điện có các quyền sau đây:

  • Hoạt động bán lẻ điện theo giấy phép hoạt động điện lực;
  • Cạnh tranh mua, bán điện trên thị trường điện lực;
  • Định giá bán trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này.
  • Sử dụng dịch vụ truyền tải điện, phân phối điện phù hợp với từng cấp độ của thị trường điện lực;
  • Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng;
  • Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động bán lẻ điện;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đơn vị bán lẻ điện có các nghĩa vụ sau đây:

  • Bán điện theo đúng số lượng, chất lượng và giá điện đã được thoả thuận trong hợp đồng;
  • Tuân thủ các quy định về thị trường điện lực của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá bán lẻ điện sinh hoạt nông thôn, miền núi, hải đảo ở những khu vực mà việc sản xuất, cung cấp điện theo cơ chế thị trường không đủ bù đắp chi phí cho đơn vị bán lẻ điện;
  • \Niêm yết công khai tại trụ sở và nơi giao dịch biểu giá điện đã được duyệt; văn bản hướng dẫn thủ tục thực hiện cấp điện, đo đếm điện, ghi chỉ số công tơ, lập hoá đơn, thu tiền điện và kết thúc dịch vụ điện; nội dung giấy phép và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực về bán lẻ điện; văn bản quy định về thời gian và chi phí cần thiết để cấp điện cho khách hàng mới đấu nối vào hệ thống điện; các quy định về ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện theo quy định tại Điều 27 của Luật này;
  • Hướng dẫn về an toàn điện cho khách hàng sử dụng điện;
  • Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán điện theo quy định của pháp luật;
  • Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến lượng điện bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt
Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt

Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt gồm những nội dung gì?

Khách hàng sử dụng điện có các quyền sau đây:

  • Được lựa chọn bên bán điện trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh;
  • Được cung cấp đủ số lượng công suất, điện năng, bảo đảm chất lượng điện đã được thoả thuận trong hợp đồng;
  • Yêu cầu bên bán điện kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện;
  • Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin liên quan đến việc mua bán điện và hướng dẫn về an toàn điện;
  • Được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán;
  • Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực của bên bán điện;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Khách hàng sử dụng điện có các nghĩa vụ sau đây:

  • Thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thoả thuận khác trong hợp đồng mua bán điện;
  • Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định về quản lý nhu cầu sử dụng điện;
  • Kịp thời cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện khi nhận được thông báo của bên bán điện trong các trường hợp quy định tại Điều 27 của Luật này;
  • Thông báo cho bên bán điện biết trước năm ngày khi có nhu cầu tạm ngừng sử dụng điện, trước mười lăm ngày khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện;
  • Thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản;
  • Tạo điều kiện để bên bán điện kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng;
  • Bảo đảm các trang thiết bị sử dụng điện đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện;
  • Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên bán điện theo quy định của pháp luật;
  • Chịu trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt được viết như sau:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ;
  • Địa điểm, ngày tháng năm;
  • Tên văn bản: Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt;
  • Căn cứ pháp lý
  • Thông tin của hai bên;
  • Các nội dung cụ thể: địa chỉ sử dụng điện, vị trí xác định chất lượng điện năng, vị trí lắp đặt công tơ điện, hình thức và thời hạn thanh toán tiền điện.
  • Các điều khoản chung: chất lượng điện năng, đo đếm điện năng, ghi chỉ số công tơ, giá điện, thanh toán tiền điện, quyền và nghĩa vụ của các bên, bồi thường thiệt hại và vi phạm hợp đồng, giải quyết tranh chấp.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Hy vọng rằng những thông tin trên có thể hỗ trợ bạn trong lĩnh vực mua bán điện sinh hoạt. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Chuyển đất ao sang thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hành vi nào của bên bán vi phạm hợp đồng mua bán điện?

– Trì hoãn việc cấp điện theo hợp đồng mua bán điện đã ký, trừ trường hợp công trình của khách hàng chưa đủ điều kiện vận hành;
– Không bảo đảm chất lượng, số lượng điện năng, tính ổn định trong cấp điện theo hợp đồng đã ký, trừ trường hợp bất khả kháng;
– Ghi sai chỉ số công tơ; tính sai tiền điện trong hóa đơn;
– Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên mua điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
– Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.

Hành vi nào của bên mua vi phạm hợp đồng mua bán điện?

– Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký;
– Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;
– Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;
– Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;
– Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng;
– Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
– Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.

Ghi chỉ số công tơ điện trong hợp đồng như thế nào?

– Đối với việc mua bán điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt, bên bán điện ghi chỉ số công tơ điện mỗi tháng một lần vào ngày ấn định, cho phép dịch chuyển thời điểm ghi chỉ số công tơ trước hoặc sau một ngày, trừ trường hợp bất khả kháng.
– Đối với việc mua bán điện sử dụng ngoài mục đích sinh hoạt, việc ghi chỉ số công tơ điện của bên bán điện được quy định như sau:
+ Dưới 50.000 kWh/tháng, ghi chỉ số một lần trong một tháng;
+ Từ 50.000 đến 100.000 kWh/tháng, ghi chỉ số hai lần trong một tháng;
+ Trên 100.000 kWh/tháng, ghi chỉ số ba lần trong một tháng.
– Đối với bên mua điện sử dụng điện năng ít hơn 15 kWh/tháng, chu kỳ ghi chỉ số công tơ do hai bên thỏa thuận.
– Đối với việc mua bán buôn điện, việc ghi chỉ số công tơ do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
– Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số công tơ điện đã ghi.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm